Download Template for Joomla Full premium theme.

Deutschland online bookmaker http://artbetting.de/bet365/ 100% Bonus.

Online bookmaker bet365

ĐỨC TIN TĂNG DẦN

Submit to FacebookSubmit to Google PlusSubmit to TwitterSubmit to LinkedIn
cn13thb
Mc 5:21-43

Hai biến cố lồng vào nhau hôm nay làm nên một câu chuyện thật sống động, được Mác-cô tường thuật theo lời kể của Phêrô, con người cụ thể, quan sát viên chính xác. Khung cảnh, các nhân vật, các hành vi, tất cả xảy ra như trong một cuốn phim.

Từ Niềm Tin Ma Thuật Đến Đức Tin Chân Chính

Mở đầu với việc ông Gia-ia “khẩn khoản nài xin”, trong khi Đức Giê-su chẳng nói gì, chỉ “ra đi với ông”, câu chuyện chuyển ngay sang người đàn bà bị băng huyết. Mác-cô nhấn mạnh đến tình trạng tuyệt vọng của bà: “bao phen khổ sở”... “chạy thuốc đã nhiều”... “tán gia bại sản”... “bệnh vẫn không thuyên giảm, lại còn nặng thêm”... Kiểu nhấn mạnh ấy muốn nói với ta rằng khi mọi phương sách loài người đã cạn, Đức Giê-su sẽ là chỗ nương tựa cuối cùng.

Trong não trạng Do-thái đương thời, người phụ nữ ấy bị xem như “ô uế” chiếu luật Mô-sê (x. Lv 15,25), thậm chí còn làm cho kẻ khác ra ô uế chỉ bằng việc đụng chạm. Bà khốn khổ chẳng những vì cơn bệnh hành hạ, mà còn vì bị xã hội và tôn giáo loại ra khỏi cộng đoàn. Hãy cố tưởng tượng nỗi ô nhục và e sợ của kẻ bất hạnh này: sờ vào Đức Giê-su là bà làm một việc cấm kỵ, rồi biết đâu Người lại phản đối sự đụng chạm gây ô uế đó! Nhưng ước vọng sống, ước vọng được giải thoát, được hội nhập lại vào xã hội đã khiến bà phải liều. Thiên hạ đã chẳng đồn ngôn sứ Giê-su là Đấng “đến để tìm và cứu những gì đã hư mất”, Đấng đón tiếp những kẻ nghèo hèn nhất đó sao? Họ đã chẳng nói không một nỗi khổ nào, dẫu kín ẩn nhất, dẫu xấu hổ nhất, lại bị Người xua đuổi; không một Lề luật nào đứng vững trước Người khi có chuyện “giải cứu” ai đó sao?

Thế là bà nhất định sờ vào Người, để thần lực của Người chuyển sang thân thể của bà đang bệnh hoạn yếu nhược. Nhưng có lẽ sợ bất kính, bà đã chỉ chạm đến gấu áo của Người, với niềm tin tưởng vô biên. Việc lạ lùng đã xảy tới: bà được khỏi. Nhưng một chuyện cũng lạ lùng không kém: giữa bao kẻ chen lấn mình, Đức Giê-su đã như trực giác một đụng chạm đặc biệt.

Không muốn dừng lại ở tính vô danh của đám đông, Người tìm một tiếp xúc cá nhân. Người cũng muốn bà băng huyết vượt quá niềm tin tưởng nhuốm màu ma thuật mê tín của bà (“tôi mà sờ vào... là sẽ được cứu...”), để đi vào một đức tin chân thực, là thừa nhận bản thân Người. Chúng ta nhận thấy Đức Giê-su quả là một nhà giáo dục: Người lưu ý đến niềm tin tưởng bất toàn và ngây ngô, nhưng cũng tìm cách đưa tới một đức tin trưởng thành, có lý do, có động lực. Người yêu chúng ta đúng như chúng ta đang là, song vẫn muốn đưa chúng ta lên cao mãi.

Kinh hãi, người phụ nữ phủ phục, nói hết sự thực và chờ đợi sự trừng phạt. Nhưng Đấng Thánh của Thiên Chúa lại thốt lên một câu bất ngờ và vô cùng khiêm tốn: “Lòng tin con đã cứu chữa con. Con hãy về bằng an và khỏi hẳn bệnh”. “Khỏi bệnh”! “Cứu chữa”! Trong cái nhìn của Ki-tô hữu sau Phục sinh, các phép lạ của Đức Giêsu đều là lời loan báo “ơn cứu rỗi nhờ đức tin” mà chúng ta sẽ hưởng được nếu thừa nhận Người. Vâng, đối với Đức Giêsu  điều chủ yếu không phải là “chuyện lạ lùng”, song là ơn cứu rỗi.

Từ Niềm Tin Vào Sự Cứu Chữa Đến Niềm Tin Vào Sự Hồi Sinh

Biến cố thứ hai cũng nhấn mạnh đến niềm tin. Đó là nội dung câu đầu tiên Đức Giê-su nói với ông trưởng hội đường khi thân nhân xin ông thôi làm phiền Người vì con gái ông đã chết. Chính “đức tin” mới đáng kể đối với Đức Giê-su. Mác-cô kể lại với chúng ta hai phép lạ lồng vào nhau để cho thấy một đức tin tăng dần: tin rằng Đức Giê-su có thể chữa lành một người bệnh, tin rằng Đức Giê-su có thể hồi sinh một kẻ chết.

Vì đối với kẻ đương thời Đức Giê-su, xin ơn hồi sinh từ Người là điều khó tưởng tượng. Chữa lành một bệnh nhân thì còn có thể. Hồi sinh một kẻ chết chỉ tổ quấy rầy Thầy. Điều này nêu bật sự nghịch lý, ngược đời của đức tin.

Một lần nữa, Đức Giê-su không muốn làm điều giật gân. Mỗi khi có thể, Người thích thực hiện các phép lạ trong kín đáo, để qua vài chứng nhân có thẩm quyền, Người nêu bật ý nghĩa đích thực của phép lạ. Hôm nay, Người chỉ mang theo ba chứng nhân đặc tuyển, vốn cũng sẽ chứng kiến cuộc biến hình (x. Mc 9,2) và cơn hấp hối của Người (x. Mc 14,33). Đức Giê-su chẳng muốn quyền lực của mình là một quyền lực ma thuật, phá bỏ vĩnh viễn luật tự nhiên: Người sẽ đích thân cảm nghiệm cách bi thảm về cơn hấp hối và cái chết... vốn đã động tới cô con gái của ông Gia-ia hôm nay! Sự cứu rỗi duy nhất và chung quyết (mà phép lạ này chỉ là hình ảnh tiên báo), đó là cuộc Vượt qua cuối cùng, việc đi vào Sự Sống vĩnh cửu.

Và Đức Giê-su đã làm tất cả đám đông kinh ngạc, thậm chí chế giễu, qua câu nói: “Đứa bé có chết đâu! Nó ngủ đấy!”. Rồi đây Người cũng sẽ bảo thế trên đường đến mộ La-da-rô (x. Ga 11,11). Và để lôgích với lời mình vừa phán, Đức Giê-su đã cầm lấy tay cô bé và bảo: “Này bé, Thầy truyền cho con, trỗi dậy đi”.

Câu nói trước hết được trích dẫn bằng ngôn ngữ A-ram, tiếng mẹ đẻ của Đức Giê-su (chi tiết cho thấy một chứng nhân tận mắt), và Mác-cô đã dịch ngay bằng tiếng Hy-lạp. Thật ra, hai từ A-ram ấy được dịch gọn hơn nhiều: “Này bé, đứng dậy!” Nhưng tác giả cảm thấy phải nói dài, và ông đã sử dụng một từ chủ chốt nơi cộng đoàn Ki-tô hữu tiên khởi: “Trỗi dậy đi” (Hy ngữ là “égeiré”). Đây là từ được dùng để nói việc Đức Giê-su sống lại. Nó có một hương vị phục sinh, đối nghịch với từ “ngủ” mà Đức Giê-su đã sử dụng trên kia để nói về cái chết. Vâng, đối với Đức Giê-su, cái chết chẳng còn hoàn toàn là cái chết, mà chỉ là một giấc ngủ trước khi thức dậy. Một thánh ca rất cổ của các Ki-tô hữu đầu tiên, được hát trong lễ nghi rửa tội, đã viết thế này: “Tỉnh giấc đi, hỡi người còn đang ngủ! Từ chốn tử vong, trỗi dậy đi nào! Đức Ki-tô sẽ chiếu sáng ngươi” (Ep 5,14).

Nếu lưu ý rằng tên “Gia-ia” có nghĩa là “người chiếu sáng”, “người đánh thức” và phép rửa đã từng được gọi là “sự tái sinh” và “ơn soi sáng” (x. Giáo lý HTCG số 1215-1216), thì có thể cho rằng phép lạ đang nói đây chính là biểu tượng phép rửa.

Phải chăng chúng ta thật sự tin rằng mình đã nhận cùng ân huệ như cô bé? Nhờ phép rửa, chúng ta đã đi từ sự chết sang sự sống, sự sống vĩnh cửu, một sự sống vốn đã bắt đầu rồi. Phải chăng chúng ta luôn nhớ rằng mình là một kẻ không ngừng “đứng dậy”, “thức dậy”, “trỗi dậy”, để chờ ngày phục sinh mãi mãi, luôn ý thức những hoàn cảnh chết người mà đức tin và phép rửa đã cứu chúng ta ra khỏi?

Lm. Phêrô Phan Văn Lợi