Download Template for Joomla Full premium theme.

Deutschland online bookmaker http://artbetting.de/bet365/ 100% Bonus.

Online bookmaker bet365

Con nợ của đời

Submit to FacebookSubmit to Google PlusSubmit to TwitterSubmit to LinkedIn

no

Ám ảnh về bài thơ này từ lâu, vậy mà giờ đây mới nói được đôi lời về nó: bài thơ Nợ của Lê Quốc Hán:

Cuộc đời vay trả, trả vay
Thời gian đặt nợ vào tay chất chồng
Nợ từ thuở mới lọt lòng
Sữa tươi của mẹ, máu hồng của cha
Nợ người một điệu dân ca
Nợ quê hạt gạo phù sa lở bồi
Nợ em tần tảo một đời
Nợ con một ánh mắt cười thơ ngây

Giật mình chiều tím chân mây
Vẫn nguyên vẹn nợ như ngày sơ sinh

Tiễn một người về chốn vĩnh hằng, ta thường nói với nhau: thế là hết nợ! Thế nhưng, trong giáo lý Thiên Chúa giáo, mọi sự không đơn giản vậy đâu. Chừng ấy thời gian được sống trên cõi đời này, anh đã bao lần từng vay mà không trả? Đối diện với sự nghiêm khắc của Toà Thiên Chúa, anh sẽ biện giải thế nào về những món nợ dù chỉ mấy ngàn đồng mà anh trót lần khân? Với ai có đức tin, những câu hỏi ấy không thể xem thường.

Thế mà Lê Quốc Hán lại khiến ta phải bận lòng về nợ. Mà lại nợ “chồng chất” chứ đâu ít ỏi gì. Bài thơ như khuyên ta hãy xét mình thật kỹ, xem còn có những món nợ nào ta cố ý quên do sự thủ lợi nhỏ nhen hoặc vì một lý do nào khác. Nhưng đọc xong bài thơ, ta bỗng thở phào nhẹ nhõm. Những món nợ được tác giả “liệt kê” dẫu khá nhiều (cứ theo cách tính này, danh sách các món nợ mà ta đeo vào mình suốt một đời người chắc còn dài hơn thế), tuy nhiên, chúng nằm ngoài khả năng “thanh toán” của ta. Không hoàn trả được không phải vì ta “gân nợ”, mà bởi những món nợ kia là vô giá. Có thứ làm nên hình hài, có thứ dưỡng nuôi thể chất, có thứ bồi đắp tâm hồn ta. Không thể quy chúng vào những giá trị vật chất tương ứng để thoả mãn phép công bằng. Đúng vậy, trả sao nổi những “sữa tươi của mẹ, máu hồng của cha”, những “điệu dân ca” của xứ sở, những “hạt gạo” kết tinh từ “phù sa lở bồi” của sông quê, và ngay cả những gì hết sức gần gũi: một đời tần tảo của em, “ánh mắt cười” hồn nhiên của những đứa con thơ? Liếc qua danh mục này, có ai còn dám tự phụ rằng, mình không là một “con nợ”?

Thường, nợ mà không trả, lương tâm làm sao thanh thản. Những món nợ mà bài thơ nói đến, đúng ra, không trả được một cách sòng phẳng theo luật công bằng ở đời, nhưng vẫn có thể trả bằng một cách khác: trách nhiệm sống. Vâng, sống một cách có trách nhiệm với mọi người, với cuộc đời, ấy là cách làm vợi bớt những day dứt lương tâm. Nghe ra có vẻ đơn giản, hoặc như một lời thuyết giáo cũ mòn, nhưng đó là đòi hỏi tối thiểu. Tiếc thay, điều ấy đang dần vắng bóng trong cuộc sống hiện đại. Sự vị kỷ, vô cảm đang là một căn bệnh trầm kha, phổ biến. Dường như không mấy ai bận tâm với câu hỏi: có phải những gì ta được hưởng từ cuộc đời bao giờ cũng nhiều hơn những gì ta đóng góp? Giá mà mỗi người, bất cứ ở cương vị nào, ý thức về điều đó, thì có lẽ bộ mặt xã hội chúng ta đã không đến nỗi nhem nhuốc như hôm nay.

Viết bài thơ này, chắc chắn tác giả không vướng víu vào những món nợ to tát từng được nói nhiều trong văn chương tỏ chí trước đây: nợ công danh, nợ tang bồng, nợ kiếm cung… Nó gợi nhắc những điều gần gũi, thiết thực hơn. Nó đánh động nhận thức của con người bằng lời thủ thỉ, như tỏ bày một trải nghiệm của cá nhân. Đọc bài thơ, tự nhiên tôi có hai cảm giác trái ngược: vừa có phần day dứt, nặng nề, vừa có chút thanh thản, nhẹ nhõm. Nặng nề vì những gì mà bài thơ nói tới buộc mình phải ngẫm lại những ngày qua bằng một thái độ nghiêm khắc hơn. Nhưng nhẹ nhõm vì bỗng nhiên được tiếp xúc với một tâm hồn như mới thanh tẩy. Tâm hồn ấy biết “giật mình” khi “bóng chiều” cuộc đời đổ xuống, thấy mình còn vẹn nguyên món nợ như “thuở mới lọt lòng”. Trẻ sơ sinh thì vẫn cứ là con nợ, nhưng là con nợ vô tội, con nợ đáng yêu. Được như trẻ nhỏ, thật là điều đáng ao ước. Phật dạy: “xích tử chi tâm”, Chúa Giêsu khuyên mọi người hãy như những đứa trẻ. Đó là con đường vào nơi an lạc vĩnh hằng.

Nợ là bài thơ có cấu tứ đơn giản, ý thơ sáng rõ. Lời thơ giàu hình ảnh, nhưng không phải là những hình ảnh tân kì, khá phù hợp với thể lục bát. Nó không thuộc loại thơ đổi mới về hình thức, đang được thể nghiệm rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, nó vẫn có chỗ nhất định trong lòng độc giả, bằng sức lay động riêng. Tôi từng biết một điều khá lý thú. Ấy là một hiệu in tư nhân, đã phóng to bài thơ này bằng “thư pháp quốc ngữ”, trang trí cầu kỳ, sản xuất hàng loạt, bày bán tràn lan bên cạnh những lời răn của Phật, lời giáo huấn của Khổng Tử… Dĩ nhiên là họ đã vô tư biến bài thơ Nợ thành tác phẩm khuyết danh. Tự nhiên tôi nghĩ, sự sống của thơ có khi cũng như sự sống, số phận của các loài thảo mộc. Có thứ sống bằng nước hoặc bằng khí trời. Có thứ là tầm gửi mà sinh mệnh vắn dài phụ thuộc vào vật chủ. Có thứ được chăm xén, tỉa tót cầu kỳ. Có thứ là đại thụ hùng vĩ chiếm cứ một góc rừng. Có thứ bò lê la như cỏ hoang, bám lấy mặt đất mà sống (Thanh Thảo từng dùng hình ảnh này để nói về nghệ thuật của Lor-ca). Nếu Nợ là bài thơ có số-phận-cỏ, sinh-mệnh-cỏ thì chẳng phải tác giả đã có được niềm hạnh phúc lớn lao?

Đặng Lưu

Trang Chủ Chia Sẻ Nhân Bản Con nợ của đời