DIỄN NGUYỆN - LẦN HẠT - CHẦU THÁNH THỂ MỪNG KÍNH ĐỨC MẸ FATIMA, 19g30, thứ bảy, 13.5.2023.

Submit to FacebookSubmit to Google PlusSubmit to TwitterSubmit to LinkedIn

DIỄN NGUYỆN - LẦN HẠT - CHẦU THÁNH THỂ MỪNG KÍNH ĐỨC MẸ FATIMA, 19g30, thứ bảy, 13.5.2023.
=============

345908740_774849950982832_7096827292382539752_n.jpg


Đức Mẹ Fatima là một trong số nhiều tước hiệu mà người Công giáo dành cho Đức Maria. Tước hiệu này phát xuất từ việc Đức Mẹ hiện ra 6 lần với 3 em bé chăn cừu làng Fatima (Bồ Đào Nha) là Lúcia dos Santos, Francisco Marto và Jacinta Marto từ ngày 13.5 tới ngày 13.10.1917.
Tước hiệu Đức Bà Mân Côi cũng được dùng để ám chỉ người phụ nữ đã hiện ra này. Các trẻ kể rằng người phụ nữ này đã đích thân xưng mình là “Đức Mẹ Mân Côi”. Ngoài ra cũng thường thấy một tước hiệu gộp lại từ hai tước hiệu trên: “Đức Mẹ Mân Côi Fatima”
Từ tháng 8 năm 1914, châu Âu xảy ra trận thế chiến thứ nhất, giết chết khoảng 6 triệu binh sĩ. Bồ Đào Nha theo phe Hiệp ước tham gia trận chiến từ tháng 5/1916. Bồ Đào Nha có khoảng 50.000 binh sĩ đồn trú ở Pháp.
Các gia đình Dos Santos và Marto cư ngụ trong thôn Aljustrel. Gia đình Dos Santos có 1 bé gái, sinh ngày 22.3.1907. Gia đình người em họ Marto có 1 con trai là Francisco Marto, sinh ngày 11.6.1908 và 1 con gái là Jacinta Marto, sinh 11.3.1910. Ba em bé này thường chăn dắt đàn cừu tại bãi gọi là «Cova de iria», cách thôn chừng 2 km.
Trong năm 1915, Lúcia, Francisco và Jacinta đã gặp thiên thần hiện ra với chúng ở bãi này. Khi về nhà thuật lại với cha mẹ, chúng bị cha mẹ mắng, cho là đặt chuyện nói láo. Mùa xuân và mùa hè năm 1916, thiên thần lại hiện ra với chúng và dạy chúng cầu nguyện như sau:
«Lạy Chúa! Con tin, con thờ lạy. Con trông cậy và con yêu mến Chúa. Con xin Chúa tha thứ cho những ai không tin, không thờ lạy, không trông cậy, và không yêu mến Chúa.»
Năm 1917, Fatima là 1 Giáo xứ nông thôn gồm khoảng 2.500 người cư ngụ rải rác trong khoảng 40 thôn xóm. Mọi người đều lao động trên các đồng ruộng. Các trẻ em cũng phải giúp đỡ cha mẹ những việc nhẹ như chăn dắt bò, dê, cừu vv... Phần lớn dân cư đều mù chữ, chỉ có khoảng 10% phụ nữ biết đọc, biết viết

 


Bài Viết Mới

Bài Viết Cũ