Tin Vatican http://gxthanhtamhonai.vn/index.php/tin-tuc/tin-tức-khác/tin-vatican.html Sat, 04 May 2024 21:03:39 +0700 Joomla! - Open Source Content Management vi-vn Sứ điệp Phục Sinh 2024: Xin Chúa Kitô Phục sinh mở đường tới hoà bình. http://gxthanhtamhonai.vn/index.php/tin-tuc/tin-tức-khác/tin-vatican/13365-su-diep-phuc-sinh-2024-xin-chua-kito-phuc-sinh-mo-duong-toi-hoa-binh.html http://gxthanhtamhonai.vn/index.php/tin-tuc/tin-tức-khác/tin-vatican/13365-su-diep-phuc-sinh-2024-xin-chua-kito-phuc-sinh-mo-duong-toi-hoa-binh.html

urbi-et-orbi-nam-2024

“Chúng ta nhìn thấy bao nhiêu đau khổ trong mắt của trẻ em? Những trẻ em ở các vùng đất chiến tranh đã quên tiếng cười. Với cái nhìn của mình, các em hỏi chúng ta rằng: Tại sao? Tại sao nhiều người phải chết đến thế? Tại sao lại có sự tàn phá nhiều đến vậy? Chiến tranh luôn là điều vô lý và chiến tranh luôn là một sự thất bại! Chúng ta đừng để những cơn gió chiến tranh thổi ngày càng mạnh qua Châu Âu và Địa Trung Hải. Đừng nhượng bộ luận lý của vũ khí và tái vũ trang. Hòa bình không bao giờ được xây dựng bằng vũ khí, mà bằng cách dang tay ra và mở rộng trái tim”. Đó là một trong những đoạn phát biểu của Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô vào sáng Chúa nhật Phục sinh, 31/3, khi ngài công bố Sứ điệp Phục sinh 2024 và trước khi ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi cho Roma và toàn thế giới.

ĐTC Phanxicô công bố Sứ điệp Phục sinh 2024 tại quảng trường thánh Phêrô sáng 31/3. Ảnh: Vatican News

Một phần lớn nội dung trong Sứ điệp Phục sinh, Đức Thánh Cha đề cập đến những tảng đá rất nặng đang dập tắt hy vọng của nhân loại. Đó là cuộc chiến giữa Israel và Palestine, Nga và Ucraina, cuộc khủng hoảng kinh tế tại Lebanon, cuộc chiến ở Syria, cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Myanmar, tình trạng hạn hán và đói kém kéo dài tại Châu Phi, cũng như nạn buôn người và phá thai. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha tin tưởng rằng Chúa Giêsu Kitô đã sống lại và chỉ có Người mới có khả năng lăn đi những tảng đá chặn đường dẫn đến sự sống.

Nguồn: Vatican News

]]>
lethinh62@gmail.com (Lê Đức Thịnh) Giáo Hội Toàn Cầu Mon, 01 Apr 2024 17:35:34 +0700
Giữa những tranh cãi, Vatican giải thích việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi Ukraine “can đảm giương cờ trắng” http://gxthanhtamhonai.vn/index.php/tin-tuc/tin-tức-khác/tin-vatican/13328-giua-nhung-tranh-cai-vatican-giai-thich-viec-duc-giao-hoang-phanxico-keu-goi-ukraine-can-dam-giuong-co-trang.html http://gxthanhtamhonai.vn/index.php/tin-tuc/tin-tức-khác/tin-vatican/13328-giua-nhung-tranh-cai-vatican-giai-thich-viec-duc-giao-hoang-phanxico-keu-goi-ukraine-can-dam-giuong-co-trang.html

dghpx

“Ngồi xuống thương lượng khác với đầu hàng. Nó là sự can đảm để tránh đưa đất nước đến chỗ tự sát” – Đức Thánh Cha phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Radio Télévision Suisse (RTS), một cơ quan truyền thông đại chúng nói tiếng Pháp tại Thụy Sĩ. Trong cuộc phỏng vấn này, Ngài cũng một lần nữa lên án “sự điên rồ của chiến tranh” khi nói về cả hai cuộc chiến tại dải Gaza và Ukraine.

Alona Onyshchuk, 39 tuổi, đến thăm mộ chồng cùng con gái, Anhelina, 5 tuổi, tại Hẻm Anh hùng tại một nghĩa trang địa phương ở làng Lozuvatka, vùng Dnipropetrovsk, Ukraine, ngày 22 tháng 1 năm 2024, trong bối cảnh Nga tấn công Ukraine. (Ảnh OSV News/Alina Smutko, Reuters)

Đức Giáo hoàng khuyến khích Ukraine tìm cách kết thúc chiến tranh thông qua đối thoại với Nga. Quan điểm này đã vấp phải sự chỉ trích từ một số bên ủng hộ Ukraine, khiến Văn phòng Báo chí Tòa Thánh phải đưa ra một tuyên bố làm rõ vào ngày 9/3 vừa qua.

Một cuộc phỏng vấn được thực hiện tại Vatican vào ngày 2/2 và dự kiến ​​được phát sóng vào ngày 20 tháng 3 trong dịp ra mắt kênh mới chuyên về văn hóa của đài RTS. Tuy nhiên, vào ngày thứ bảy 9/3, hãng tin này đã gửi bản ghi cuộc phỏng vấn cho ANSA – hãng thông tấn của Italia – và Reuters. Ngay sau đó, Vatican đã công bố bản ghi đầy đủ bằng tiếng Ý.

Cuộc phỏng vấn bắt đầu với câu hỏi làm thế nào để tìm ra hướng đi cho cuộc xung đột Israel-Palestine. Đức Phanxicô trả lời: “Chúng ta phải tiến về phía trước.” “Hàng ngày vào lúc 7 giờ tối, tôi gọi điện cho giáo xứ Thánh Gia ở Gaza. Sáu trăm người đang sống ở đó và họ kể cho tôi những gì họ thấy. Đó là chiến tranh” – Đức Thánh Cha nói về cả “chiến tranh quân sự” và “chiến tranh du kích” – “cuộc nổi dậy, không phải quân sự” của Hamas.

Ngài nói thêm rằng “cuộc chiến nào cũng có hai phe” và lên án cả hai bên chiến tuyến đều “vô trách nhiệm”.

Khi nhà báo người Thụy Sĩ Lorenzo Buccella cho rằng các bên nên giữ niềm hy vọng hòa giải, Đức Phanxicô tiếp lời: “Chúng ta hãy nhìn vào lịch sử, tất cả các cuộc chiến đã trải qua đều kết thúc bằng một hiệp định”.

Ông Buccella lưu ý rằng “một số người ở Ukraine kêu gọi hãy can đảm để đầu hàng, giương cờ trắng, trong khi những người khác nói rằng điều này sẽ trao chính nghĩa cho kẻ mạnh hơn” – ám chỉ Nga. Ông hỏi ý kiến của Đức Thánh Cha về việc này.

Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời: “Đó là một cách giải thích. Nhưng tôi tin rằng ‘kẻ mạnh hơn’ chính là kẻ hiểu rõ hoàn cảnh, biết nghĩ đến người dân, và dám can đảm giương cờ trắng để đàm phán. Và ngày nay, các cuộc đàm phán đều có thể thực hiện được với sự giúp đỡ của quốc tế. ‘Đàm phán’ là một từ can đảm. Khi bạn thấy mình đang bị đánh bại, mọi việc không được suôn sẻ thì cần phải có dũng khí để ngồi vào bàn đàm phán. Bạn có thể cảm thấy xấu hổ, nhưng phải mất bao nhiêu sinh mạng nữa mới kết thúc được chiến tranh? Đàm phán kịp thời; hãy tìm một quốc gia nào đó có thể làm trung gian. Chẳng hạn như trong cuộc chiến ở Ukraine hiện nay có rất nhiều nước muốn làm trung gian. Thổ Nhĩ Kỳ đã tình nguyện làm việc này. Và nhiều nước khác nữa. Đừng xấu hổ khi phải đàm phán trước khi sự việc trở nên tồi tệ hơn.”

Những lo ngại liên quan đến bình luận ‘cờ trắng’

Những nhận xét trên – đặc biệt là những lời của Đức Thánh Cha về việc “can đảm giương cờ trắng” – đã gây ra những phản ứng tiêu cực mạnh mẽ từ người dân Ukraine, kể cả từ đại sứ Ukraine tại Tòa thánh, ông Andriy Yurash. Ông đã đặt câu hỏi trên Twitters vào thứ Bảy, rằng liệu có ai đã thảo luận nghiêm túc về hòa bình hay vẫy cờ trắng để xoa dịu Hitler trong Thế chiến thứ hai hay không. Đề cập đến Moscow và Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Yurash nói thêm rằng bài học rút ra từ lịch sử là: “Nếu muốn kết thúc chiến tranh, chúng ta phải làm mọi cách để tiêu diệt con rồng!”

Vào hôm Chủ nhật, ngoại trưởng Ukraine, ông Dmitro Kuleba, cho biết Ukraine sẽ “không bao giờ” giương cờ trắng để đàm phán với Nga, đồng thời chỉ trích những quan điểm của Giáo hoàng khi yêu cầu làm việc đó. “Lá cờ của chúng tôi màu vàng và xanh dương. Đây là lá cờ mà chúng tôi sống, chết và chiến thắng. Chúng ta sẽ không bao giờ giương cao bất kỳ lá cờ nào khác.” ông viết trên Twitters. “Trong cuộc chiến giữa thiện và ác, người mạnh nhất là người đứng về phía thiện chứ không phải là người cố gắng đặt ngang hàng cả hai và gọi đó là ‘đàm phán.’”

Nhà hoạt động nhân quyền Ukraine, bà Oleksandra Matviychuk, cho biết đầu hàng đồng nghĩa với việc Nga sẽ chiếm đóng Ukraine. Bà nói thêm: “Chiếm đóng chỉ là một hình thức khác của chiến tranh”. Bà là chủ tịch của Trung tâm Tự do Dân sự Kiev, tổ chức đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2022. “‘Chiếm đóng’ có nghĩa là ‘tra tấn, cưỡng hiếp, bắt cóc, tước bỏ chính căn tính của mình, buộc nhận làm con nuôi chính con mình đẻ ra, trại tập trung và những ngôi mộ tập thể” – bà nói thêm.

Bà Olena Halushka, người đồng sáng lập Trung tâm Quốc tế Chiến thắng cho Ukraine, một hiệp hội các tổ chức phi chính phủ Ukraine, đã viết trên Twisters rằng: “Đức Giáo hoàng nên có dũng khí để lên án kẻ xâm lược thay vì buộc tội nạn nhân trong cuộc chiến chống nạn diệt chủng”.

Vì một số người đã hiểu sai lời của Giáo hoàng rằng kêu gọi Ukraine nên đầu hàng, một quan chức cấp cao của Vatican (người không muốn nêu tên vì chức vụ ông đang nắm giữ) nói với tạp chí America rằng Giáo hoàng “từ lâu đã quan ngại về số người tử vong và thương vong mà Ukraine đang phải gánh chịu. Đức Thánh Cha tin rằng các bên cần phải đàm phán ngừng bắn và chấm dứt chiến tranh”. Ông nói rằng Đức Thánh Cha không hề đề nghị Ukraine đầu hàng. Ông cho biết “cờ trắng” là từ của người phỏng vấn. Trong suy nghĩ của Đức Thánh Cha, nó nói đến việc giữ gìn các cuộc thương lượng, không phải là đầu hàng.

Ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, cũng nói điều tương tự trong một tuyên bố được đăng trên Truyền Thông Vatican Thứ Bảy. Ông Bruni cho biết lập trường của Đức Thánh Cha đối với Ukraine, quốc gia mà ngài luôn mô tả là một quốc gia “tử đạo”, đã được thể hiện đầy đủ trong lời phát biểu của ngài tại buổi Truyền tin ngày 25 tháng 2, ngay sau ngày kỷ niệm Nga xâm lược toàn diện Ukraine lần thứ hai.

Ông cho biết, ngày hôm đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái khẳng định “tình cảm sâu sắc” của mình đối với người dân Ukraine và mời gọi tất cả các bên “tạo điều kiện cho một giải pháp ngoại giao nhằm tìm kiếm một nền hòa bình công bằng và lâu dài”.

Ông Bruni giải thích thêm rằng ở những chỗ khác trong cuộc phỏng vấn, khi nói về một xung đột khác ở Israel và Palestine, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố rõ ràng: “Đàm phán không bao giờ có nghĩa là đầu hàng”.

Ông Bruni cho biết “những phát biểu của Đức Giáo Hoàng (được lấy từ một hình ảnh do phóng viên cung cấp) đã nhắc lại, cùng với những điều khác, những gì ngài đã nói trong hai năm liên tục kêu gọi và tuyên bố công khai, về tầm quan trọng của đối thoại trong việc chống lại sự ‘điên rồ’ của chiến tranh và mối quan tâm hàng đầu về số phận của dân thường.”

Ông Bruni tái khẳng định: “Niềm hy vọng của Đức Thánh Cha là và vẫn là điều mà ngài đã luôn lặp lại trong những năm qua, và được nhắc lại gần đây trong dịp kỷ niệm hai năm nổ ra cuộc xung đột: ‘Mỗi khi nhìn lại tình cảm rất sâu sắc của mình dành cho người dân Ukraine đang chịu tử đạo và cầu nguyện cho tất cả mọi người, đặc biệt là cho nhiều nạn nhân vô tội, tôi cầu xin có được một chút nhân đạo cho phép kiến tạo các điều kiện cho một giải pháp ngoại giao nhằm tìm kiếm nền hòa bình công bằng và lâu dài.

Tác giả: Gerard O’Connell

Người dịch: Anh Quân

Nguồn: America Magazine

]]>
lethinh62@gmail.com (Lê Đức Thịnh) Giáo Hội Toàn Cầu Tue, 19 Mar 2024 14:33:48 +0700
15 nữ tu bị sát hại bởi quân Liên Xô sẽ được tuyên phong chân phước. http://gxthanhtamhonai.vn/index.php/tin-tuc/tin-tức-khác/tin-vatican/13324-15-nu-tu-bi-sat-hai-boi-quan-lien-xo-se-duoc-tuyen-phong-chan-phuoc.html http://gxthanhtamhonai.vn/index.php/tin-tuc/tin-tức-khác/tin-vatican/13324-15-nu-tu-bi-sat-hai-boi-quan-lien-xo-se-duoc-tuyen-phong-chan-phuoc.html

12nutu

15 NỮ TU BỊ SÁT HẠI BỞI QUÂN LIÊN XÔ SẼ ĐƯỢC TUYÊN PHONG CHÂN PHƯỚC

Vatican News

Vatican News (16.03.2024)– Ngày 15/3/2024, trong cuộc tiếp kiến dành cho Đức Hồng y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, Đức Thánh Cha đã cho phép Bộ ban hành các sắc lệnh liên quan đến 19 tân Chân phước và 7 vị Đáng kính mới. Trong số các tân chân phước có một linh mục bị chém ở Đức vào thời Hitler và 15 nữ tu gốc Đức bị lính Hồng quân giết hại hoặc chết trong các trại tập trung ở Nga.

15 nữ tu tử đạo

Nữ tu Christophora Klomfass và 14 bạn cùng Dòng Nữ tu Thánh Catarina Trinh nữ và Tử đạo đã qua đời năm 1945. 15 nữ tu là người gốc Đức phục vụ ở Ba Lan trong cuộc xâm lược của Hồng quân. Các chị đã bị binh lính Liên Xô giết hại vì lòng căm thù đức tin, bị hãm hiếp, tra tấn và chết vì gian khổ, ngược đãi hoặc bị bệnh tật trong các trại tập trung ở nước Nga Xô Viết. Như một dấu hiệu khinh bỉ đức tin Kitô giáo, những kẻ hành hạ các nữ tu thường cắt xé tu phục của các chị.

Cha Max Josef Metzge tử đạo

Còn Cha Max Josef Metzger, một linh mục triều người Đức và là người sáng lập Tu hội đời Societas Christi Regis - Hội Chúa Kitô Vua, bị sát hại vào ngày 17/4/1944 tại Đức trong thời phát xít.

Cha Metzger đã hoạt động tích cực trong các phong trào hòa bình và đại kết, và vào năm 1917, cha thành lập Liên đoàn Hòa bình Toàn cầu của Chữ Thập Trắng. Mười năm sau, cha tham dự với tư cách là quan sát viên Công giáo tại Hội nghị Lausanne, nơi thành lập Hội đồng Đại kết các Giáo hội. Khi chủ nghĩa phát xít trỗi dậy, cha đã công khai lên tiếng chống lại Hitler. Cha bị bắt lần đầu tiên vào năm 1939 và lần thứ hai vào năm 1943.

Cha nhận thức được rằng sự dấn thân cho hòa bình và chủ nghĩa đại kết, cũng như việc từ chối chế độ Quốc xã nhân danh Chúa Kitô, có thể khiến cha phải trả giá bằng mạng sống. Cha bị kết án tử hình và bị chém tại nhà tù Brandenburg-Görden.

Với sắc lệnh nhìn nhận sự tử đạo được ban hành, 15 nữ tu và Cha Max Josef Metzger sẽ sớm được Giáo hội tuyên phong Chân phước.

Nguồn:vaticannews.va/vi

]]>
lethinh62@gmail.com (Lê Đức Thịnh) Giáo Hội Toàn Cầu Sun, 17 Mar 2024 14:05:43 +0700
Đức Thánh Cha Phanxicô: Hành trình 11 năm giáo hoàng. http://gxthanhtamhonai.vn/index.php/tin-tuc/tin-tức-khác/tin-vatican/13319-duc-thanh-cha-phanxico-hanh-trinh-11-nam-giao-hoang.html http://gxthanhtamhonai.vn/index.php/tin-tuc/tin-tức-khác/tin-vatican/13319-duc-thanh-cha-phanxico-hanh-trinh-11-nam-giao-hoang.html

 

Đức Giáo Hoàng (ĐGH)Phanxicô tại buổi tiếp kiến chung ở Quảng trường Thánh Phêrô, ngày 05.10. 2016. (Hình: Daniel Ibanez/CNA)

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ:
HÀNH TRÌNH 11 NĂM GIÁO HOÀNG

CNA Staff

WHĐ (14.03.2024)Ngày 13.03.2024 đánh dấu 11 năm ngày Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu chọn làm người kế vị thứ 266 của Thánh Phêrô. Dưới đây là một số sự kiện nổi bật trong triều đại giáo hoàng của ngài:

2013

Ngày 13.03: Khoảng 2 tuần sau khi Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm, Hồng y Jorge Bergoglio được bầu chọn làm giáo hoàng. Từ ban công trung tâm của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, vị Tân giáo hoàng với danh hiệu Phanxicô, để vinh danh Thánh Phanxicô Assisi, cất lên những lời đầu tiên: “Chúng ta hãy bắt đầu cuộc hành trình này, với tư cách giám mục và đoàn dân, cuộc hành trình của Giáo hội Rôma, vốn chịu trách nhiệm trong đức ái về tất cả các Giáo hội, một hành trình của tình huynh đệ trong tình yêu, của sự tin tưởng lẫn nhau. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho nhau”.

Ngày 14.03: Một ngày sau khi khởi sự triều đại giáo hoàng, Đức Phanxicô trở lại khách sạn để đích thân thanh toán hóa đơn khách sạn và thu dọn hành lý.

Ngày mồng 08.07: Đức Phanxicô đến thăm đảo Lampedusa của Ý và gặp gỡ một nhóm 50 người di cư, hầu hết là thanh niên đến từ Somalia và Eritrea. Hòn đảo cách bờ biển Tunisia hơn 300 km này là điểm nhập cảnh phổ biến của những người di cư từ các khu vực châu Phi và Trung Đông để vào châu Âu. Đây là chuyến tông du đầu tiên của ngài bên ngoài Rôma và tạo tiền đề cho việc tiếp cận các vùng ngoại biên, sẽ trở thành một trọng tâm đầy ý nghĩa.


ĐGH Phanxicô tại buổi tiếp kiến chung thứ Tư tại Quảng trường Thánh Phêrô,vào ngày 02.10.2013. (Hình: Elise Harris/CNA).

Ngày 23 - 28.07: Đức Phanxicô đến Rio de Janeiro, Brazil, để cử hành Ngày Giới trẻ Thế giới 2013, một sự kiện thu hút hơn 3 triệu người từ khắp nơi trên thế giới tham dự.

Ngày 24.11: Đức Phanxicô ban hành Tông huấn đầu tiên của ngài, Evangelii Gaudium (Niềm vui Tin Mừng). Tài liệu minh họa tầm nhìn của Đức Thánh Cha về cách tiếp cận việc loan báo Tin Mừng trong thế giới hiện đại.

2014

Ngày 22.02: Đức Phanxicô triệu tập công nghị đầu tiên để tấn phong 19 Tân Hồng y, trong đó có những vị đến từ các quốc gia thuộc thế giới đang phát triển mà trước đây chưa từng có đại diện trong Hồng y đoàn, chẳng hạn như Haiti.

Ngày 22.03: Đức Phanxicô thành lập Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên. Ủy ban hoạt động để bảo vệ phẩm giá của trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương, chẳng hạn như nạn nhân của lạm dụng tình dục.

ĐGH Phanxicô chào đón những người hành hương trong buổi tiếp kiến chung vào ngày 29.11.2014 (Hình Bohumil Petrik/CNA).

Ngày mồng 05.10: Khai mạc Thượng Hội đồng về Gia đình. Các giám mục thảo luận về nhiều mối quan tâm khác nhau, chẳng hạn như: cha, mẹ đơn thân, việc sống thử, việc nhận con nuôi của những cặp đồng tính, và hôn nhân khác đạo, ...

2015

Ngày 18.01: Để kết thúc chuyến tông du Châu Á, Đức Phanxicô cử hành Thánh lễ tại Manila, Philippines. Bất kể mưa lớn, số người tham dự Thánh lễ đạt mức kỷ lục với khoảng 6 - 7 triệu người.

Ngày 23.03: Đức Phanxicô đến thăm Naples, Ý, để thể hiện cam kết của Giáo hội trong việc giúp đỡ cuộc chiến chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức trong thành phố.

Ngày 24.05: Nhằm nhấn mạnh sứ mạng của Giáo hội trong việc chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu, Đức Phanxicô ban hành Thông điệp Laudato Si’, trong đó kêu gọi mọi người quan tâm chăm sóc môi trường và khuyến khích hành động chính trị để giải quyết các vấn đề về khí hậu.

ĐGH Phanxicô tại buổi tiếp kiến chung thứ Tư tại Quảng trường Thánh Phêrô,vào ngày 17.06.2015. (Hình: Bohumil Petrik).

Ngày 19 - 22.09: Đức Phanxicô đến thăm đảo quốc Cuba và gặp gỡ chủ tích Raul Castro. Trong bài giảng, ngài đề cập đến phẩm giá của con người: “Trở thành một Kitô hữu đòi hỏi phải đề cao phẩm giá của anh chị em chúng ta, chiến đấu cho phẩm giá đó, và sống cho phẩm giá đó”.

Ngày 22 - 27.09: Sau khi dời Cuba, Đức Phanxicô thực hiện chuyến tông du đầu tiên của ngài tới Hoa Kỳ. Tại Washington, D.C., trong bài diễn văn tại một phiên họp khoáng đại của Quốc hội, ngài kêu gọi các nhà lập pháp nỗ lực thúc đẩy công ích chung; Sau đó, Đức Thánh Cha chủ sự lễ Phong Thánh cho Chân phước Junípero Serra, một nhà thừa sai dòng Phanxicô. Đức Thánh Chacũng tham dự Đại hội Gia đình Thế giới ở Philadelphia, tập trung vào việc tôn vinh món quà gia đình.

ĐGH Phanxicô đọc bài diễn văn trước Quốc hội Hoa Kỳ tại Washington, D.C. vào ngày 24.09.2015 (Hình: L'Osservatore Romano).

Ngày mồng 04.10: Đức Phanxicô khai mạc Thượng hội đồng thứ hai về Gia đình để thảo luận về các vấn đề trong gia đình hiện đại, cụ thể như: cha mẹ đơn thân, việc sống thử, nghèo đói, và lạm dụng.

Ngày 18.10: Đức Phanxicô phong thánh cho cặp vợ chồng đầu tiên được phong thánh cùng nhau, đó là ông Louis Martin và bà Marie-Azélie “Zelie” Guérin. Hai ông bà là cha mẹ của 5 nữ tu, trong đó có Thánh Têrêsa Lisieux.

Ngày mồng 08.12: Đức Phanxicô khai mở Năm Thánh Lòng Thương Xót, mục đích tập trung vào lòng thương xót, sự tha thứ của Thiên Chúa và sự cứu chuộc con người khỏi tội lỗi. Đức Thánh Cha ủy quyền cho một số linh mục trong mỗi giáo phận làm Thừa sai của Lòng Thương Xót, có thẩm quyền tha các tội thường dành cho Tòa Thánh.

2016

Ngày 19.03: Đức Phanxicô ban hành Tông huấn Amoris Laetitia, thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau mà gia đình hiện đại đang phải đối diện dựa trên các cuộc thảo luận từ 2 Thượng Hội đồng về gia đình.

Ngày 16.04: Sau khi chuyến viếng thăm những người tị nạn trên đảo Lesbos của Hy Lạp, Đức Phanxicô đã đưa 3 gia đình tị nạn Hồi giáo lên chuyến bay cùng ngài trở về Roma.

ĐGH Phanxicô tại buổi tiếp kiến chung thứ Tư tại Quảng trường Thánh Phêrô,vào ngày 24.02.2016. (Hình: Daniel Ibanez/CNA).

Ngày 26 – 31.07: Đức Phanxicô thăm Krakow, Ba Lan, như một phần của việc cử hành Ngày Giới trẻ Thế giới 2016, quy tụ khoảng 3 triệu người trẻ Công giáo đến từ khắp nơi trên thế giới.

Ngày mồng 04.09: Đức Phanxicô phong thánh cho Mẹ Têrêsa Calcutta, nguyên là một nữ tu đến từ Albania, đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho việc truyền giáo và bác ái, chủ yếu ở Ấn Độ.

Ngày30-9 – 02.10: Đức Phanxicô thực hiện chuyến tông du thứ 16 ngoài Rôma thăm Georgia và Azerbaijan. Chuyến đi tập trung vào mối tương quan giữa Công giáo với các tín hữu Chính thống giáo và tín đồ Hồi giáo.

Ngày mồng 04.10: Đức Phanxicô bất ngờ thăm Amatrice, Ý, để cầu nguyện cho các nạn nhân của trận động đất ở miền trung nước Ý khiến gần 300 người thiệt mạng.

2017

Ngày 12-13.05: Trong một chuyến tông du khác, Đức Phanxicô đã tới Fatima, Bồ Đào Nha, để viếng thăm Đền thờ Đức Mẹ Fatima. Ngày 13.05, kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên với 3 trẻ Jacinta, Phanxicô và Lucia tại đây.

Ngày 11.07: Đức Phanxicô bổ sung thêm một phạm trù khác của đời sống Kitô hữu thích hợp để cân nhắc cho việc phong thánh: đó là “hy sinh mạng sống”. Khác với tử đạo, vốn chỉ những người bị giết vì đức tin, phạm trù mới này áp dụng cho những người bị chết do dâng hiến mạng sống mình cho Thiên Chúa và tha nhân.

ĐGH Phanxicô chào đón một người tham gia Ngày Thế giới Người nghèo tại Roma, ngày 16.11.2017 (Hình: L'Osservatore Romano).

Ngày 19.11: Nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ I, Đức Phanxicô dùng bữa trưa với khoảng4.000 người nghèo và người gặp khó khăn tại Roma.

Ngày27.11-02.12: Trong một chuyến tông du khác đến Châu Á, Đức Phanxicô đến Myanmar và Bangladesh. Ngài đến thăm một số địa danh và gặp gỡ các quan chức chính phủ, giáo sĩ Công giáo và các tu sĩ Phật giáo. Đức Thánh Cha cũng rao giảng Tin Mừng và thúc đẩy hòa bình trong khu vực.

2018

Ngày 15 – 21. 01: Đức Phanxicô thực hiện chuyến tông du đến Chile và Peru thuộc Châu Mỹ Latinh. Ngài gặp gỡ các quan chức chính phủ và các thành viên hàng giáo sĩ đồng thời kêu gọi các tín hữu tiếp tục gần gũi với hàng giáo sĩ và bác bỏ chủ nghĩa thế tục.

Ngày mồng 02.08: Vatican chính thức sửa đổi số 2267 của Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, liên quan đến án tử hình. Văn bản trước đó cho rằng hình phạt tử hình có thể được cho phép trong một số trường hợp nhất định, nhưng bản sửa đổi nêu rõ rằng hình phạt tử hình là “không thể được chấp nhận”.

Ngày 25 – 26.08: Đức Phanxicô viếng thăm Dublin, Ireland, để tham dự Đại hội Thế giới các Gia đình có Chủ đề là “Tin Mừng của gia đình: niềm vui cho thế giới”.

ĐGH Phanxicô tại Đại hội Gia đình Thế giới năm 2018 tại Ireland.(Hình: Daniel Ibanez/CNA).

Ngày mồng 03 – 28.10: Tiến hành Thượng Hội đồng về Giới trẻ, Đức tin và Phân định Ơn gọi. Thượng Hội đồng tập trung vào những thực hành tốt nhất để dạy đức tin cho người trẻ và giúp họ nhận ra ý muốn của Thiên Chúa.

2019

Ngày 22 – 27.01: Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ ba trong triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô diễn ra trong 6 ngày này tại Thành phố Panama, Panama. Sự kiện quy tụ khoảng 3 triệu người trẻ Công giáo từ khắp nơi trên thế giới đến tham dự.

Ngày mồng 04.02: Tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Đức Phanxicô ký một Tuyên ngônchung với Đại Sheikh Ahmed el-Tayeb của Al-Azhar. Có tựa đề: “Tuyên ngôn về tinh thần huynh đệ nhân loại vì hòa bình thế giới và sự sống chung”, văn kiện tập trung vào việc mọi người thuộc các tín ngưỡng khác nhau cùng hiệp nhất để chung sống hòa bình và thúc đẩy nền văn hóa tôn trọng lẫn nhau.

ĐGH Phanxicô và Đại giáo trưởng Ahmed el-Tayeb của al-Azhar, ký tuyên ngôn chung về tình huynh đệ nhân loại trong cuộc họp liên tôn tại Abu Dhabi, UAE, ngày 04.02.2019. (Hình: Vatican Media).

Ngày21 - 24.02: Cuộc họp về Bảo vệ Trẻ vị thành niên trong Giáo hội, được gọi là Hội nghị về Lạm dụng tình dục, diễn ra tại Vatican. Cuộc họp tập trung vào các vụ bê bối lạm dụng tình dục trong Giáo hội và nhấn mạnh đến trách nhiệm, trách nhiệm giải trình, và tính minh bạch.

Ngày mồng 06 – 27.10: Tiến hành Thượng Hội đồng Giám mục cho khu vực Pan-Amazon, nhằm mục đích trình bày những cách thức mà Giáo hội có thể truyền giáo tốt hơn cho khu vực Amazon.

Ngày 13.10: Đức Phanxicô phong thánh cho Chân phước John Henry Newman, một tín hữu Anh giáo chuyển sang Công giáo và là một Hồng y. Các tác phẩm của thánh nhân đã truyền cảm hứng cho các hiệp hội sinh viên Công giáo tại các trường cao đẳng và đại học ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.

2020

Ngày 15.03: Đức Phanxicô đi bộ như một người hành hương từĐền thờ Đức Bà Cảđến nhà thờ Thánh Marcello, nơi có Thánh Giá làm phép lạ và cầu nguyện cho đại dịch COVID-19 chấm dứt. Cây Thánh giá này từng được cung nghinh qua khắpcác đường phố của Romatrong trận dịch hạch năm 1522.

Ngày 27.03: Đức Phanxicô ban phép lành “Urbi et Orbi” ngoại thường tại Quảng trường Thánh Phêrô vắng lặng và mưa tầm tã, cầu nguyện cho thế giới trong đại dịch COVID-19.

ĐGH Phanxicô tôn kính cây Thánh Giá làm phép lạtại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi ban phép lành Urbi et Orbi, ngày 27.03.2020. (Hình: Vatican Media).

2021

Ngày mồng 05 – 08.03: Trong chuyến tông du đầu tiên kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, Đức Phanxicô trở thành vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm Iraq. Trong dịp này, ngài đã ký một Tuyên bố chung với Đại Ayatollah Ali al-Sistani lên án chủ nghĩa cực đoan và thúc đẩy hòa bình.

Ngày mồng 04.07: Đức Phanxicô trải qua cuộc phẫu thuật ruột kết vì viêm túi thừa, và ngài được xuất viện sau 10 ngày.

Ngày 16.07: Đức Phanxicô ban hành Tông thư dưới dạng Tự sắc Traditionis Custodes, trong đó đặt những hạn chế đối với việc cử hành Thánh lễ Latinh truyền thống.

Ngày mồng 02 – 06.12: Đức Phanxicô viếng thăm Cyprus và Hy Lạp. Đồng thời, ngài cũng tới đảo Lesbos của Hy Lạp để gặp gỡ những người di cư.

ĐGH Phanxicô chào đón Thương phụ Ieronymos II tại Athens, Hy Lạp vào ngày 05.12.2021. (Hình: Vatican Media)

2022

Ngày 11.01: Là người có niềm yêu thích âm nhạc cổ điển, Đức Phanxicô bất ngờ tới một cửa hàng băng đĩa có tên là StereoSound ở Roma, đồng thời ngài cũng đã chúc lành cho cửa hàng mới được tân trang này.

Ngày 19.03: Đức Phanxicô ban hành Tông hiến Praedicate Evangelium, nhằm cải tổ Giáo triều Rôma. Các cuộc cải cách nhấn mạnh đến việc Phúc âm hoá và tạo nhiều cơ hội cho giáo dân trong việc nắm giữ những vị trí lãnh đạo hơn.

Ngày mồng 05.05: Vì bị vấn đề về đầu gối trong nhiều tháng, lần đầu tiên công chúng nhìn thấy Đức Phanxicô ngồi trên xe, từ nay, ngài bắt đầu sử dụng xe lăn thường xuyên hơn.

ĐGH Phanxicô chào đám đông trên xe lăn vào cuối buổi tiếp kiến chung vào ngày 03.08.2022. (Hình: Daniel Ibanez/CNA)

Ngày 24 – 30.07: Trong chuyến tông du lần đầu tiên tới Canada, Đức Phanxicô chính thức xin lỗi vì cách đối xử khắc nghiệt đối với người Canada bản địa.

2023

Ngày 31.01- 05.02: Đức Phanxicô tông du Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan. Trong dịp này, ngài lên án bạo lực chính trị ở hai nước này và thúc đẩy hòa bình. Đức Thánh Cha cũng tham dự buổi cầu nguyện đại kết với Tổng giám mục Anh giáo, Justin Welby, của giáo phận Canterbury và Mục sưIain Greenshields, người điều hành Đại hội đồng của Giáo hộiScotland.

ĐGH Phanxicô chào đón một cậu bé trong Thánh lễ tại Juba, Nam Sudan vào ngày 05.02.2023. (Hình: Vatican Media)

Ngày 29.03 -01.04: Đức Phanxicô nhập viện vì nhiễm trùng đường hô hấp. Trong thời gian lưu trú tại Bệnh viện Gemelli, ngài đến thăm khoa ung thư nhi và rửa tội cho một em bé sơ sinh.

Ngày28-30.04: Đức Phanxicô tông du Hungary, nhân dịp này, ngài đã gặp gỡ các quan chức chính phủ, các thành viên xã hội dân sự, giám mục, linh mục, chủng sinh, tu sĩ Dòng Tên, nam nữ tu sĩ và nhân viên mục vụ. Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ vào ngày cuối cùng của chuyến đi tại Quảng trường Kossuth Lajos.

ĐGH Phanxicô đứng phía trên bàn thờ được dựng bên ngoài Tòa nhà Quốc hội tại Quảng trường Kossuth Lajos của Budapest trong Thánh lễ ngoài trời vào ngày 30.04.2023. (Hình: Vatican Media)

Ngày 15.06: Đức Phanxicô xuất viện sau ca phẫu thuật vùng bụng hôm 07.06 thành công.

Ngày mồng 02 – 06.08: Đức Phanxicô đến Lisbon, Bồ Đào Nha để cử hành Đại hội Giới trẻ Thế giới năm 2023. Trong dịp này, ngài gặp gỡ các nhà lãnh đạo Giáo hội và dân sự trước khi chủ sự Thánh lễ khai mạc Đại hội và Chặng Đàng Thánh Giá. Vào ngày mồng 05, Đức Thánh Cha viếng thăm Đền thờ Đức Mẹ Fátima, và lần hạt Mân côi với những người trẻ khuyết tật. Sáng Chúa nhật, ngày mồng 06, Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ bế mạc Đại hội, trong đó ngài lặp lại lời của Thánh Gioan Phaolô II, vị sáng lập Ngày Giới trẻ Thế giới, mời gọi 1,5 triệu người trẻ hiện diện “Đừng sợ”.

ĐGH Phanxicô vẫy tay chào đám đông khoảng 1,5 triệu người tham dự Thánh lễ bế mạc Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 tại Lisbon, Bồ Đào Nha vào ngày 06.08.2023. (Hình: Vatican Media)

Ngày 31.08 – 04.09 4: Đức Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên tông du Mông Cổ, một quốc gia có mật độ dân cư thưa nhất thế giới, với dân số hơn 3 triệu người và khoảng 1.300 tín hữu Công giáo.

ĐGH Phanxicô gặp gỡ các linh mục và tu sĩ Mông Cổ tại Nhà thờHai Thánh Thánh Phêrô và Phaolô vào ngày 02.0 9.2023. (Hình: Vatican Media)

Ngày 22 – 23.09: Trong chuyến tông du hai ngày tới Marseille, Pháp quốc, Đức Phanxicô gặp gỡ các nhà lãnh đạo dân sự và tôn giáo địa phương. Đồng thời, ngài bế mạc Cuộc họp Địa Trung Hải về vấn đề di cư, quy tụ khoảng 120 bạn trẻ thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau với các giám mục đến từ 30 quốc gia.

ĐGH Phanxicô mặc niệm tại đài tưởng niệm dành riêng cho các thủy thủ và người di cư bị mất tích trên biển trong chuyến thăm 2 ngày tới Marseille, Pháp, ngày 22.09.2023. (Hình: Daniel Ibañez/CNA)

Ngày 04 – 29.10: Tiến hành Khoá họp thứ nhất của Thượng hội đồng về hiệp hành. Do Đức Phanxicô khai mạc vào năm 2021, Thượng hội đồng về hiệp hành nhằm tăng cường sự hiệp thông, tham gia và sứ vụ của Giáo hội. Đức Phanxicô cử hành Thánh lễ bế mạc Khoá họp thứ nhất Thượng hội đồng tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào ngày 29.10. Khoá họp thứ hai của Thượng hội đồng sẽ diễn ra tại Vatican vào tháng 10.2024.

ĐGH Phanxicô tại Thánh lễ bế mạc Khoá họp thứ nhất Thượng hội đồng tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào ngày 29.10.2023. (Hình: Vatican Media)

Ngày 25.11: Đức Phanxicô thực hiện một số xét nghiệm về sức khoẻ, nên dù vẫn tham gia các hoạt động theo lịch trình nhưng ngài đã phải hủy chuyến đi Dubai dự kiến từ ngày mồng 01 – 03.12để tham dự hội nghị về khí hậu COP28.

2024

Ngày 11.02: Đức Phanxicô phong thánh cho María Antonia, đồng hương Argentina, với sự tham dự của tổng thống Javier Milei. Từ khi trở thành giáo hoàng, Đức Phanxicô chưa trở về quê hương lần nào. Tuy thế, Đức Thánh Cha cho biết ngài muốn về thăm Argentina vào nửa cuối năm nay.

ĐGH Phanxicô gặp Tổng thống Argentina, Javier Milei, trong buổi tiếp kiến riêng vào ngày 12.02.2024, tại Vatican. (Hình: Vatican Media)

Ngày 02.03: Mặc dùvẫn còn bị viêm phế quản, và cần người đại diện đọc các bài diễn văn, Đức Phanxicô vẫn chủ sự lễ khai mạc Năm Tư pháp lần thứ 95 của Toà án Quốc gia thành Vatican và vẫn duy trì đầy đủ lịch trình làm việc.

Ngày 13.03: Đức Phanxicô kỷ niệm 11 năm triều đại Giáo hoàng.

***

Với cái nhìn thoáng qua, về một số sự kiện trong hành trình 11 năm giáo hoàng của Đức Phanxicô, chúng ta chung tâm tình để: Tạ ơn Chúa với ngài và cầu nguyện cho ngài.

- Tạ ơn Chúa với Đức Thánh Cha Phanxicô vì hành trình cuộc đời 87 năm hồng ân, vì hành trình mục tử Giáo hội hoàn vũ 11 năm nhiệt tâm với 44 chuyến tông du quốc tế tới khoảng 60 quốc gia!

- Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, xin Chúa tiếp tục ban Thánh Thần để đồng hành, nâng đỡ, và hướng dẫn ngài trong mọi khoảnh khắc, trong từng cảnh huống, để ngài luôn là vị mục tử thánh thiện, khôn ngoan, và nhân từ mà đàn chiên Giáo hội cần, con người ngày nay cần, và Thiên Chúa mong ước.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Lược dịch từ: catholicnewsagency.com (13. 03. 2024)

]]>
lethinh62@gmail.com (Lê Đức Thịnh) Giáo Hội Toàn Cầu Sat, 16 Mar 2024 15:28:48 +0700
Đức Tổng Giám mục Gallagher trao đổi về cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với phái đoàn Việt Nam. http://gxthanhtamhonai.vn/index.php/tin-tuc/tin-tức-khác/tin-vatican/13162-duc-tong-giam-muc-gallagher-trao-doi-ve-cuoc-gap-go-cua-duc-thanh-cha-voi-phai-doan-viet-nam.html http://gxthanhtamhonai.vn/index.php/tin-tuc/tin-tức-khác/tin-vatican/13162-duc-tong-giam-muc-gallagher-trao-doi-ve-cuoc-gap-go-cua-duc-thanh-cha-voi-phai-doan-viet-nam.html

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GALLAGHER TRAO ĐỔI VỀ CUỘC GẶP GỠ CỦA ĐỨC THÁNH CHA VỚI PHÁI ĐOÀN VIỆT NAM

Salvatore Cernuzio

WHĐ (19.01.2024)Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng của Vatican, bình luận về buổi tiếp kiến của Đức Giáo hoàng Phanxicô với phái đoàn đại diện chính trị Việt Nam, và nói rằng Đức Thánh Cha muốn đến thăm quốc gia châu Á này.

Đó là một “cuộc gặp gỡ tích cực” giữa Đức Thánh Cha và phái đoàn đại diện Đảng Cộng sản Việt Nam, một dấu hiệu cho thấy sự tăng cường mối quan hệ với Tòa Thánh và cũng là dấu hiệu cho thấy khả năng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm đất nước này trong tương lai.

Buổi tiếp kiến diễn ra vào sáng thứ Năm, ngày 18/1/2024, tại Phủ Giáo hoàng. Phái đoàn sau đó đã gặp nhau tại Phủ Quốc vụ khanh để hội đàm với Quốc vụ khanh Vatican, Đức Hồng y Pietro Parolin, và Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng của Vatican.


Tiến về phía trước

Đức Tổng Giám mục Gallagher đã chia sẻ các chi tiết nói trên của cuộc gặp bên lề một hội nghị tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh về các sáng kiến kỷ niệm 200 năm ngày mất của Đức Hồng y Ettore Consalvi.

Trước hết, Đức Tổng Giám mục đã đánh giá tích cực và bày tỏ hy vọng rằng cộng đồng Công Giáo sẽ có thể được hưởng lợi từ cuộc gặp này; đây là một bước tiến xa hơn trong quan hệ song phương, bên cạnh những kết quả quan trọng khác đạt được từ quan điểm ngoại giao.

Đáng chú ý là thỏa thuận vào tháng 12 năm 2023 về việc bổ nhiệm Đức Tổng Giám mục Ba Lan Marek Zalewski, Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore, làm đại diện Giáo hoàng thường trú tại Việt Nam.

Thỏa thuận này được ký kết vào tháng 7 nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới Vatican trên cơ sở phiên họp thứ 10 của Nhóm làm việc chung Việt Nam-Tòa Thánh, diễn ra vào ngày 31/3/2023 tại Rôma.

Hy vọng một chuyến tông du

Đức Tổng Giám mục Gallagher cũng thông báo rằng cá nhân ngài sẽ đến thăm Việt Nam “vào tháng 4” và Đức Hồng y Quốc vụ khanh Parolin sẽ đến thăm trong năm nay.

“Chúng tôi sẽ thực hiện mọi việc dần dần”, Đức Tổng Giám mục giải thích và cho biết ngài cũng lạc quan về khả năng chuyến thăm trong tương lai của chính Đức Giáo hoàng Phanxicô.

“Vâng, tôi nghĩ là sẽ có. Nhưng cần phải thực hiện một số bước trước khi điều đó khả thi.” Đức Tổng Giám mục Gallagher nói thêm: “Tôi nghĩ rằng Đức Giáo hoàng rất muốn đi, chắc chắn cộng đồng Công Giáo rất mong muốn việc Đức Giáo hoàng đi thăm và nghĩ rằng đó sẽ là một thông điệp rất tốt cho cả khu vực.”

Đức Tổng Giám mục nói thêm, Việt Nam thực sự là một “quốc gia quan trọng”, khi coi đây là “một loại phép lạ kinh tế ở nhiều khía cạnh”.

Lời của Đức Thánh Cha trên chuyến bay từ Mông Cổ

Chính Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói về khả năng thực hiện một chuyến tông du đến quốc gia Đông Nam Á này, khi ngài trở về sau chuyến đi tháng 9.2023 tới Mông Cổ. Đức Giáo hoàng nói đùa rằng: “Nếu tôi không đi, chắc chắn Đức Gioan XXIV sẽ đi. Chắc chắn là ngài sẽ đến thăm, vì đó là vùng đất đáng để đến, và là nơi tôi có thiện cảm”.

Cũng trong dịp đó, ngài nói thêm: “Việt Nam là một trong những trải nghiệm đối thoại rất đẹp mà Giáo hội đã có được trong thời gian gần đây. Tôi có thể nói nó giống như sự đồng cảm trong đối thoại. Hai bên đều có thiện chí hiểu nhau và tìm cách để tiến tới. Tuy còn có vấn đề nhưng ở Việt Nam, tôi thấy rằng sớm muộn gì các vấn đề cũng sẽ được khắc phục.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc lại buổi tiếp kiến Thủ tướng Việt Nam (“Chúng tôi đã nói chuyện thoải mái”) và cho biết ngài “rất tích cực” để tiếp tục các mối quan hệ: “Công việc tốt đẹp đã diễn ra trong nhiều năm. Tôi nhớ cách đây 4 năm, một nhóm nghị sĩ Việt Nam đã đến thăm. Chúng tôi đã có một cuộc đối thoại tốt đẹp với họ, rất tôn trọng nhau. Khi đã có văn hóa cởi mở thì có khả năng đối thoại, nếu có sự khép kín hoặc nghi ngờ thì đối thoại rất khó khăn."

“Với Việt Nam, cuộc đối thoại là cởi mở, có những ưu điểm và nhược điểm nhưng nó cởi mở và chúng tôi đang dần tiến về phía trước. Đã có một số vấn đề nhưng đã được giải quyết”.

Thư của Đức Thánh Cha gửi Giáo hội Việt Nam

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh đã rạn nứt vào năm 1975 nhưng đã có những bước phát triển đáng khích lệ kể từ năm 1990.

Năm 2011, Đức Bênêđíctô XVI đã bổ nhiệm một đại diện giáo hoàng không thường trú. Tuy nhiên, vào năm 2023, quy chế về đại diện thường trú đã được thông qua.

Tháng 9 năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một lá thư cho Giáo hội tại Việt Nam, trong đó ngài mời gọi các tín hữu Công Giáo hãy sống như “những Kitô hữu tốt và những công dân tốt”, làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa “không phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay văn hóa." Chúng ta phải luôn tiến tới “nhìn nhận những điểm tương đồng và tôn trọng những khác biệt”.

Điều này cũng đòi hỏi trách nhiệm đối với những người Công Giáo Việt Nam, như Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét, nhận ra căn tính của họ là “những Kitô hữu tốt và những công dân tốt” khi làm sinh động Giáo hội của họ và truyền bá Tin Mừng trong cuộc sống hằng ngày của họ. Chứng kiến “những điều kiện thuận lợi cho việc thực thi quyền tự do tôn giáo” đang phát triển có thể giúp các tín hữu Công Giáo “thúc đẩy đối thoại và tạo ra niềm hy vọng cho đất nước”.

Tâm Bùi
Chuyển ngữ từ: vatican.va (18.01.2024)

]]>
lethinh62@gmail.com (Lê Đức Thịnh) Giáo Hội Toàn Cầu Fri, 19 Jan 2024 15:44:34 +0700
Đức Thánh Cha Phanxicô trong năm 2024: Thượng Hội đồng, những quan ngại về sức khỏe, thỏa thuận với Trung Quốc và hơn thế nữa. http://gxthanhtamhonai.vn/index.php/tin-tuc/tin-tức-khác/tin-vatican/13126-duc-thanh-cha-phanxico-trong-nam-2024-thuong-hoi-dong-nhung-quan-ngai-ve-suc-khoe-thoa-thuan-voi-trung-quoc-va-hon-the-nua.html http://gxthanhtamhonai.vn/index.php/tin-tuc/tin-tức-khác/tin-vatican/13126-duc-thanh-cha-phanxico-trong-nam-2024-thuong-hoi-dong-nhung-quan-ngai-ve-suc-khoe-thoa-thuan-voi-trung-quoc-va-hon-the-nua.html

suc-khoe

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TRONG NĂM 2024: THƯỢNG HỘI ĐỒNG, NHỮNG QUAN NGẠI VỀ SỨC KHỎE, THỎA THUẬN VỚI TRUNG QUỐC VÀ HƠN THẾ NỮA

Gerard O’Connell

WHĐ (07.01.2023) – Đức Thánh Cha Phanxicô đang hướng đến Năm Thánh 2025 với tư cách là “người lữ hành hy vọng”. Trong Sứ điệp Ngày lễ Giáng sinh “Urbi et Orbi”(một bài diễn từ thường niên “gửi thành Rôma và thế giới”), ngài đã đề cập đến Năm Thánh và bày tỏ hy vọng rằng năm 2024 sẽ là “thời gian chuẩn bị cho Năm Thánh” và là “cơ hội để hoán cải những con tim, từ bỏ chiến tranh và đón nhận hòa bình, cũng như để hân hoan đáp lại tiếng Chúa mời gọi”.

Trong giờ Kinh Chiều cuối năm tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào ngày 31 tháng 12, Ngài lại nói về Năm Thánh, khiến người ta nghĩ rằng sự kiện đó có thể được coi như “ngôi sao dẫn đường” của ngài trong năm mới. Mặc dù Đức Phanxicô hiện đã 87 tuổi và là một trong những vị Giáo hoàng lãnh đạo Giáo hội Công giáo lớn tuổi nhất trong lịch sử, nhưng nhìn thoáng qua chương trình nghị sự của ngài cho năm 2024, người ta thấy rằng ngài không có ý định chậm lại hoặc giảm bớt các cam kết của mình. Ngược lại, ngài đã chia sẻ với quý thân hữu rằng “càng gần vạch cán đích thì càng phải đi nhanh hơn”. Về việc từ nhiệm, ngài nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng ngài chưa cân nhắc ý định này.

Sức khỏe của Đức Thánh Cha

Đức Phanxicô tiếp tục gặp vấn đề về khả năng vận động do các vấn đề ở hông và đầu gối bên phải đang được điều trị, nhưng không giống như năm ngoái, giờ đây ngài có thể đi bộ những đoạn ngắn. Theo bác sĩ Sergio Alfieri, bác sĩ phẫu thuật đã mổ cho ngài tại bệnh viện Gemelli ở Rôma vào tháng 7 năm 2021 và tháng 6 năm 2023, thì ở độ tuổi ấy, ngài là người có sức khỏe tốt. Bác sĩ cho báo chí biết sau ca phẫu thuật tháng 6, về phần tim, phổi và bụng, thì “Ngài không có bệnh gì”.

Tiến sĩ Alfieri nói thêm rằng khả năng trí tuệ của Đức Thánh Cha là khả năng “của một người đàn ông 60 tuổi”. Một số người đã gặp Đức Phanxicô sau khi ngài bị viêm phế quản vào cuối tháng 11 và trong những tuần gần đây đã nói với tạp chí America rằng Đức Giáo hoàng đã bình phục. Vì vậy, nếu không gặp rủi ro hoặc suy sụp, ngài dường như đã sẵn sàng cho một năm hoạt động trọn vẹn.

Khai mạc năm mới

Vị Giáo hoàng đầu tiên của châu Mỹ Latinh đã khai mạc năm mới bằng việc chủ sự Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô nhân Ngày Hòa bình Thế giới vào ngày 1 tháng 1, lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, trước sự hiện diện ​​của các đoàn ngoại giao cạnh Tòa Thánh và một cộng đoàn khoảng 7.000 người từ khắp nơi trên thế giới. Ngài đã xuất bản Sứ điệp cho Ngày Hòa bình Thế giới, trong đó ngài tập trung vào chủ đề quan trọng là “Trí tuệ nhân tạo và Hòa bình”.

“Mặc dù Đức Phanxicô hiện đã 87 tuổi và là một trong những vị Giáo hoàng lãnh đạo Giáo hội Công giáo lớn tuổi nhất trong lịch sử, nhưng nhìn thoáng qua chương trình nghị sự của ngài cho năm 2024, người ta thấy rằng ngài không có ý định chậm lại.”(tweet)

Vào ngày 6 tháng 1, Đức Phanxicô sẽ chủ sự Thánh lễ Hiển Linh, tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, và vào ngày 7 tháng 1, lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, ngài sẽ rửa tội cho trẻ em, chủ yếu là con của các nhân viên Vatican, trong Thánh lễ tại nhà nguyện Sistine.

Ngày hôm sau, 8 tháng 01, Đức Phanxicô sẽ tiếp kiến ​​các đại sứ từ 184 quốc gia có quan hệ ngoại giao đầy đủ với Tòa Thánh và gửi lời chúc mừng Năm Mới tới họ cũng như các chính phủ mà họ đại diện. Nhân dịp đó, ngài sẽ có bài diễn từ về tình hình thế giới nhìn từ góc độ của Tòa thánh. Dự kiến, ngài ​​sẽ lặp lại lời kêu gọi chấm dứt các cuộc chiến tranh hiện đang diễn ra, đặc biệt là cuộc chiến của Nga chống Ukraine và cuộc chiến giữa Israel và Hamas, cũng như các cuộc xung đột nội bộ ở Sudan, Nam Sudan, Cộng hòa Dân chủ Congo, Myanmar và các quốc gia khác.

Vị thánh nữ đầu tiên của Argentina

Vào ngày 11 tháng 02, Đức Phanxicô sẽ tuyên thánh cho thánh nữ đầu tiên của Argentina, María Antonia de Paz y Figueroa, thường được gọi là “Mẹ Antula” và được coi là “mẹ của dân tộc”. Sinh ra ở Santiago del Estero ở miền bắc Argentina vào năm 1730, bà đã gặp và bắt đầu làm việc với các tu sĩ Dòng Tên ngay từ khi còn nhỏ. Sau khi dòng này bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha và các thuộc địa ở châu Mỹ vào năm 1767, bà đã duy trì linh đạo I-nhã sống động trên khắp đất nước, khi đi bộ 3.000 dặm đến thủ đô Buenos Aires, nơi bà thành lập các chương trình bác ái dành cho phụ nữ và trẻ em và một ngôi nhà linh thao trước khi qua đời năm 1799. Bà cũng thúc đẩy ý tưởng về một nước Argentina độc lập, xuất hiện vào năm 1816.

“Mẹ Antula được coi là mẹ của đất nước,” Đức Giám mục Santiago Olivera của Argentina, người chịu trách nhiệm về án tuyên thánh của bà, nói với hãng tin OSV. “Bà là một người phụ nữ mạnh mẽ, can cảm và có niềm tin vào Argentina. Bà đã tận tâm phục vụ đất nước này và tin rằng việc biết Chúa Kitô sẽ biến đổi xã hội.”

Một số người dự đoán tân Tổng thống Argentina, Javier Milei, có thể sẽ tham dự lễ tuyên thánh ở Rôma và có cuộc gặp đầu tiên với Đức Thánh Cha Phanxicô. Các ngài đã nói chuyện qua điện thoại ngay sau khi ông nhậm chức, và Tổng thống sau đó đã chính thức mời Đức Phanxicô về thăm quê hương.

Tông du nước ngoài

Đức Phanxicô đã viếng thăm 61 quốc gia trong 44 chuyến hành trình bên ngoài nước Ý kể từ khi trở thành Giáo hoàng. Trong cuộc phỏng vấn với Telam, một hãng thông tấn của Argentina, vào ngày 16/10 và đài truyền hình N+ của Mexico vào ngày 12/12, ngài cho biết dự định tiếp tục các chuyến tông du nước ngoài vào năm 2024 và tiết lộ mong muốn được đến thăm Bỉ, Argentina và Papua New Guinea.

Ngài dự định đến Bỉ, đất nước mà ngài đã đến thăm khi còn là tu sĩ Dòng Tên, để kỷ niệm 600 năm thành lập Đại học Công giáo Louvain. Trong khi Vatican vẫn chưa công bố ngày cụ thể, một nguồn thông tin nói với tạp chí America rằng có thể là vào cuối tháng 7.

Tạp chí America cũng được biết rằng các kế hoạch cũng đang được tiến hành cho chuyến thăm 10 ngày vào cuối tháng 8 tới bốn quốc gia ở châu Á — Indonesia, Singapore, Timor Leste và Papua New Guinea nói trên. Đức Phanxicô đã lên kế hoạch cho chuyến tông du châu Á vào năm 2020 nhưng phải hoãn lại do đại dịch Covid-19. Timor Leste là quốc gia có nhiều người Công giáo nhất ở châu Á — 97% trong số 1,4 triệu dân của nước này là người Công giáo — trong khi 26% trong số 10 triệu dân của Papua New Guinea là người Công giáo. Đức Phanxicô từ lâu đã muốn đến thăm cả hai quốc gia này ở vùng ngoại biên của thế giới. Mặt khác, Indonesia là quốc gia có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới và Singapore cũng đang rất nỗ lực xin một chuyến thăm.

Người ta đã mong đợi Đức Phanxicô cuối cùng sẽ về thăm Argentina, quê hương của ngài trong năm nay, nhưng tình hình kinh tế và chính trị phức tạp trong nước dưới thời tân Tổng thống đã khiến chuyến đi đó còn bỏ ngỏ.

Cũng có khả năng Đức Phanxicô đến thăm Việt Nam trong năm nay, vì mối quan hệ giữa Tòa thánh và Việt Nam đã có tiến triển đầy ý nghĩa. Lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, năm ngoái chính phủ Việt Nam đã cho phép Tòa thánh mở một văn phòng và có vị Đại diện thường trú tại nước này. Chủ tịch nước Việt Nam đã đến thăm Đức Thánh Cha vào tháng 7 năm ngoái và vào tháng 12 có thông báo rằng ông đã chính thức gửi thư mời Đức Giáo hoàng Phanxicô đến thăm đất nước này.

Đức Thánh Cha tiếp kiến các Đức Cha Việt Nam trong chuyến tông du Mongolia

Các nguồn tin cho biết Đức Phanxicô muốn nhận lời mời của vị Chủ tịch nước, nhưng Vatican còn muốn chuyến thăm của Đức Thánh Cha được diễn ra sau khi quan hệ ngoại giao được thiết lập đầy đủ. Một nguồn tin cấp cao của Vatican nói với tạp chí America rằng quan hệ ngoại giao có thể diễn ra nhanh chóng nếu chính phủ Việt Nam mong muốn như vậy, như đã xảy ra với Myanmar, nơi những mối quan hệ như vậy được thiết lập vài tháng trước khi Đức Phanxicô đến thăm quốc gia đó.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mời Đức Phanxicô đến Paris để dự lễ mở cửa Nhà thờ Đức Bà nổi tiếng trở lại vào ngày 8 tháng 12 năm 2024, nhưng Đức Thánh Cha vẫn chưa đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ngài sẽ nhận lời mời này.

Quan hệ với Trung Quốc

Một câu hỏi quan trọng mà Đức Phanxicô phải quyết định trước tháng 10 năm 2024, liên quan đến thỏa thuận tạm thời Trung Quốc - Vatican đã được ký kết tại Bắc Kinh vào ngày 22 tháng 9 năm 2018, liên quan đến việc bổ nhiệm các Giám mục ở Trung Quốc đại lục. Tòa Thánh và Trung Quốc đã tái lập thỏa thuận này vào năm 2020 và 2022. Năm nay, hai bên sẽ phải quyết định xem có nên làm mới lại thỏa thuận thêm hai năm nữa hay không, để nâng lên mức bền vững lâu dài hay đưa ra những điều chỉnh.

Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí America vào ngày 22 tháng 11 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Đối thoại là con đường ngoại giao tốt nhất. Với Trung Quốc, tôi đã chọn con đường đối thoại. Nó chậm, có những thất bại, có những thành công, nhưng tôi không thể tìm ra cách nào khác.” Ngài nói thêm rằng “người ta đối thoại đến chừng nào còn có thể”.

Thượng Hội đồng về hiệp hành

Trong thời điểm đỉnh cao của 10 năm nỗ lực cải cách và lãnh đạo Giáo hội Công giáo với 1,3 tỷ thành viên trên con đường truyền giáo mới, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ trì phiên họp thứ hai và cũng là cuối cùng của Thượng Hội đồng về Hiệp hành vào tháng 10 năm 2024. Trong khi phiên họp đầu tiên vào tháng 10 năm 2023 kéo dài gần bốn tuần, một số người ở Rôma kỳ vọng phiên họp thứ hai này sẽ ngắn hơn. Tuy nhiên, tạp chí America được biết vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra về độ dài của Thượng hội đồng.

Các bổ nhiệm ở Vatican và các Giám mục mới

Trong 12 tháng tới, Đức Phanxicô dự kiến ​​sẽ thực hiện một số thay đổi quan trọng về nhân sự trong Giáo triều Rôma và các giáo phận trên toàn thế giới, kể cả ở Hoa Kỳ. Những thay đổi ở cấp cao của Giáo triều Rôma bao gồm việc bổ nhiệm vị Trưởng Tòa Ân giải Tối cao để kế vị Đức Hồng Y người Ý Mauro Piacenza, người sẽ tròn 80 tuổi vào ngày 15 tháng 9, và ngày 15 tháng 10, và một vị Tổng trưởng mới của Bộ Đời sống Thánh hiến và các Hiệp hội Đời sống Tông đồ để thay thế Đức Hồng Y người Brazil João Braz de Aviz, người sẽ bước sang tuổi 77 vào ngày 24 tháng 4. Vị Hồng Y người Brazil này gần như sẽ được kế vị bởi Đức Hồng Y người Tây Ban Nha Ángel Fernández Artime, S.D.B., Bề trên Tổng quyền đương nhiệm của Dòng Salêdiêng. Những thay đổi khác cũng được mong đợi ở một số vị trí cấp trung trong Giáo triều, bao gồm cả trong Ủy ban Bảo vệ Trẻ vị thành niên.

Đức Phanxicô cũng sẽ bổ nhiệm các Giám mục cho nhiều giáo phận trên toàn thế giới, bao gồm một số Tổng Giáo phận quan trọng, bao gồm Boston, nơi Đức Hồng Y Seán O'Malley tròn 80 tuổi vào ngày 29 tháng 6, và Bombay (Mumbai), Ấn Độ, nơi Đức Hồng Y Oswald Gracias tròn 80 tuổi vào ngày 24 tháng 12. Cả hai vị đều là thành viên của Hội đồng Hồng Y Cố vấn của Đức Thánh Cha kể từ khi ngài thành lập cơ quan này ngay sau khi được bầu. Dự kiến, ngài ​​sẽ bổ nhiệm hai Hồng Y mới vào Hội đồng gồm chín thành viên này.

Đức Giáo Hoàng Dòng Tên cũng sẽ bổ nhiệm các sứ thần - các đại sứ của ngài - đến các cơ quan đại diện ngoại giao của Tòa Thánh tại ít nhất 10 quốc gia trong năm tới.

Một công nghị khác

Đức Phanxicô đã triệu tập các Công nghị để phong Hồng Y mới, diễn ra gần như mỗi năm kể từ khi ngài được bầu, và ngài có thể quyết định triệu tập công nghị lần thứ 10 trước cuối năm 2024, có lẽ vào khoảng thời gian diễn ra Thượng Hội đồng tháng 10 hoặc dịp khai mạc Năm Thánh. Tổng số Hồng Y dưới 80 tuổi, có quyền bỏ phiếu trong mật nghị bầu Giáo hoàng tiếp theo, sẽ giảm xuống ít nhất còn 119 vị vào tháng 12 năm 2024, ngay dưới mức trần 120 vị do Đức Giáo hoàng Phaolô VI thiết lập cho mật nghị. Vì 13 vị cử tri sẽ bước sang tuổi 80 vào năm 2025, nên Đức Thánh Cha có thể bổ nhiệm số cử tri đó hoặc nhiều hơn nếu ngài muốn trong năm nay.

Năm Thánh

Đức Phanxicô dự kiến ​​sẽ bắt đầu Năm Thánh 2025 ngay trước lễ Giáng Sinh bằng việc mở Cửa Thánh của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô trong một nghi thức có từ năm 1500. Ngày mở cửa chính xác vẫn chưa được công bố. Đây sẽ là đại lễ Năm Thánh thứ hai của ngài; Đầu tiên là Năm Thánh Lòng Thương Xót ngoại thường, được ngài khai mạc tại Bangui, thủ đô của Cộng hòa Trung Phi đang bị chiến tranh tàn phá, vào ngày 29 tháng 11 năm 2015. Các nhà tổ chức Năm Thánh 2025 của Vatican kỳ vọng sẽ thu hút khoảng 30 triệu khách hành hương đến thành phố vĩnh cửu để tham gia sự kiện này và để chuẩn bị chào đón họ, nhiều công việc đang được thực hiện ở thành Rôma.

Đình Chẩn
Chuyển ngữ từ: americamagazine.org (03.01.2024)

]]>
lethinh62@gmail.com (Lê Đức Thịnh) Giáo Hội Toàn Cầu Sun, 07 Jan 2024 16:03:07 +0700
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 01/2024: Cầu cho sự đa dạng trong Giáo hội. http://gxthanhtamhonai.vn/index.php/tin-tuc/tin-tức-khác/tin-vatican/13113-y-cau-nguyen-cua-duc-thanh-cha-thang-01-2024-cau-cho-su-da-dang-trong-giao-hoi.html http://gxthanhtamhonai.vn/index.php/tin-tuc/tin-tức-khác/tin-vatican/13113-y-cau-nguyen-cua-duc-thanh-cha-thang-01-2024-cau-cho-su-da-dang-trong-giao-hoi.html

giao-hoi344472

Ý CẦU NGUYỆN CỦA ĐỨC THÁNH CHA

THÁNG 01/2024
CẦU CHO SỰ ĐA DẠNG TRONG GIÁO HỘI

Chúng ta hãy cầu nguyện để Chúa Thánh Thần giúp chúng ta nhận ra hồng ân của các đặc sủng khác nhau trong các cộng đoàn Kitô hữu, và khám phá sự phong phú của các truyền thống nghi lễ khác nhau trong Giáo hội Công giáo.

Giáo hoàng Phanxicô – Tháng Giêng 2024

Không cần phải lo sợ về sự đa dạng của các đặc sủng trong Giáo hội. Đúng hơn, sống sự đa dạng này sẽ làm chúng ta vui mừng!

Sự đa dạng và hiệp nhất đã hiện diện rất nhiều trong các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên. Sự căng thẳng đã phải được giải quyết ở mức độ cao hơn.

Không dừng ở đó. Để tiến bước trên hành trình đức tin, chúng ta cũng cần đối thoại đại kết với anh chị em thuộc các hệ phái và cộng đồng Kitô giáo khác.

Đây không phải là điều gì bối rối hay lo lắng, nhưng là một món quà Thiên Chúa ban cho cộng đoàn Kitô hữu để có thể tiến đến thành một thân thể duy nhất, Thân Thể Chúa Kitô.

Chẳng hạn, chúng ta hãy nghĩ đến các Giáo hội Đông phương. Họ có những truyền thống riêng, những nghi thức phụng vụ đặc trưng riêng… nhưng vẫn duy trì sự hiệp nhất của đức tin. Họ củng cố đức tin chứ không gây chia rẽ.

Nếu chúng ta được Chúa Thánh Thần hướng dẫn thì sự phong phú, đa dạng sẽ không bao giờ gây nên xung đột.

Chúa Thánh Thần nhắc nhở chúng ta trước hết và trên hết chúng ta là những người con được Thiên Chúa yêu thương – mọi người đều bình đẳng trong tình yêu của Thiên Chúa, và mọi người đều khác biệt.

Chúng ta hãy cầu nguyện để Chúa Thánh Thần giúp chúng ta nhận ra hồng ân của các đặc sủng khác nhau trong các cộng đoàn Kitô hữu, và khám phá sự phong phú của các truyền thống nghi lễ khác nhau trong Giáo hội Công giáo.

Nguồn: thepopevideo.org

]]>
lethinh62@gmail.com (Lê Đức Thịnh) Giáo Hội Toàn Cầu Wed, 03 Jan 2024 19:24:47 +0700
Năm lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để tái khám phá tinh thần lễ Giáng Sinh. http://gxthanhtamhonai.vn/index.php/tin-tuc/tin-tức-khác/tin-vatican/13096-nam-loi-khuyen-cua-duc-thanh-cha-phanxico-de-tai-kham-pha-tinh-than-le-giang-sinh.html http://gxthanhtamhonai.vn/index.php/tin-tuc/tin-tức-khác/tin-vatican/13096-nam-loi-khuyen-cua-duc-thanh-cha-phanxico-de-tai-kham-pha-tinh-than-le-giang-sinh.html

nam-loi

NĂM LỜI KHUYÊN CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐỂ TÁI KHÁM PHÁ TINH THẦN LỄ GIÁNG SINH

Gilles Donada

Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, “thách thức của Lễ Giáng Sinh” hệ tại khám phá ra nơi sự giáng sinh của Chúa Kitô một “sự nhỏ bé” vốn tiếp nhận tất cả sự nghèo khổ, những tổn thương, bất lực của chúng ta và bao bọc chúng ta bằng một “sự dịu dàng mang tính cách mạng”, thúc đẩy phát triển một “đức ái có tính sáng tạo mới mẻ”.

Viếng thăm Chúa Giêsu nơi những máng cỏ nghèo nàn của thế giới chúng ta

Suy niệm về mầu nhiệm giáng sinh của Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta hãy để mình được “chất vấn bởi Chúa Hài Nhi” mà mẹ Ngài, Đức Maria, đã đặt trong một máng cỏ. Máng cỏ này, “dùng để đưa thức ăn vào miệng và tiêu thụ nhanh hơn”, đối với Đức Thánh Cha, là biểu tượng cho “sự tham lam tiêu thụ” của xã hội chúng ta. Ngài lưu ý: “Một nhân loại tham lam tiền bạc, tham lam quyền lực và tham lam lạc thú không có chỗ cho những người bé nhỏ, cho vô số trẻ em chưa chào đời, cho người nghèo, những người bị lãng quên”.

Trái lại, đối mặt với “sự háo hức tham lam” này, Thiên Chúa tự đặt mình vào “máng cỏ của sự loại trừ và thiếu tiện nghi”. Đức Thánh Cha nói : “Họ nằm trong những “máng cỏ phẩm giá” bẩn thỉu: trong hầm trú ẩn dưới lòng đất để trốn tránh bom đạn, trên vỉa hè của một thành phố lớn, dưới đáy con thuyền chở đầy người di cư…”.

Chúa Giêsu “sinh ra nghèo khó”, “sẽ sống nghèo khó” và “sẽ chết nghèo khó”. Người không “phát biểu nhiều về nghèo đói”, nhưng ngài “đã sống nó một cách trọn vẹn vì chúng ta”. Người trở nên “gần gũi và khiêm nhường”. Một lần nữa Đức Thánh Cha chất vấn : chúng ta có muốn “ở bên cạnh Người” không? Chúng ta có “đến gần Người hơn”, “chúng ta có yêu mến sự nghèo khó của Người” không? “Chúng ta có đến thăm Người nơi Người ở, tức là những máng cỏ nghèo nàn trên thế giới của chúng ta” không?

(Bài giảng Lễ Chúa Giáng Sinh, tháng 12 năm 20162022)

Chấp nhận sự nhỏ bé của chúng ta

Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, sự ra đời của Chúa Giêsu cũng khơi dậy một “sự kinh ngạc tai tiếng”: “Đấng ôm lấy vũ trụ lại cần được ôm trong vòng tay. Đấng tạo ra mặt trời cần được sưởi ấm. Bản thân Người là sự dịu dàng lại cần được nuông chiều. Tình yêu vô hạn có một trái tim bé nhỏ, với nhịp đập yếu ớt. Lời vĩnh cửu lại là trẻ thơ”.

Do đó, đối với Đức Phanxicô, “thách thức của Lễ Giáng Sinh” hệ tại việc chấp nhận sự nhỏ bé này. Bao gồm cả sự nhỏ bé của chúng ta, “nơi những gì khiến chúng ta cảm thấy yếu đuối, mong manh, thiếu thốn, thậm chí có thể là thất bại”. Thiên Chúa tỏ mình ra trong sự nhỏ bé, nhưng “loài người không hiểu được Người. Người trở nên nhỏ bé trong mắt thế giới và chúng ta tiếp tục tìm kiếm sự vĩ đại theo thế giới, thậm chí đôi khi có lẽ nhân danh Người”.

Nguy cơ là bỏ lỡ điều cốt yếu. “Thiên Chúa muốn đến nơi những điều nhỏ bé  nhất của cuộc sống chúng ta, Người muốn sống những thực tế hàng ngày, những cử chỉ đơn giản mà chúng ta thực hiện ở nhà, trong gia đình, ở trường học, nơi làm việc. Chính trong cuộc sống bình thường của chúng ta mà Người muốn thực hiện những điều phi thường.” Thiên Chúa “không leo lên trong sự vĩ đại,” nhưng “đi xuống trong sự nhỏ bé”. Sự nhỏ bé là “con đường Người đã chọn để đến với chúng ta, chạm đến trái tim chúng ta, cứu rỗi chúng ta và đưa chúng ta trở lại với những gì quan trọng”.

(Bài giảng Lễ Chúa Giáng Sinh, tháng 12 năm 2021)

Đồng ý được yêu thương cách nhưng không

Ngôn sứ Isaia đã nói tiên tri:  “Một người con đã được sinh ra cho chúng ta”; Thánh vịnh nói: “Hôm nay Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho chúng ta”; Chúa Giêsu “đã hiến thân cho chúng ta”, Thánh Phaolô tuyên bố trong thư gửi Titô; và sứ thần trong Tin Mừng Luca loan báo: “Hôm nay một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em”. Từ “cho” không ngừng quay trở lại suốt đêm nay.

Điều đó có nghĩa là gì? Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời rằng Con Thiên Chúa đến để làm cho chúng ta trở thành những người con “được ân sủng chúc lành”. Đó là “điểm khởi đầu của mọi sự tái sinh”, là “trái tim không thể phá hủy của niềm hy vọng của chúng ta”, là “lõi sáng duy trì sự tồn tại”.

Bất kể “những phẩm chất và lỗi lầm của chúng ta”, “những vết thương và thất bại trong quá khứ”, “những nỗi sợ hãi và lo lắng cho tương lai”, “những khó khăn thử thách”, Thiên Chúa nói với chúng ta vào lễ Giáng Sinh: “Con là một điều kỳ diệu”, “ Thưa anh chị em, đừng mất can đảm”, “Ta ở cùng con”, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta một lần nữa… Và tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta “không phụ thuộc và sẽ không bao giờ phụ thuộc vào chúng ta”: đó là một “tình yêu nhưng không”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng đó là “bí quyết của Người để đi vào trái tim chúng ta”. Thiên Chúa biết rằng cách duy nhất để cứu chúng ta, để “chữa lành chúng ta từ bên trong”, đó là “yêu thương chúng ta”. “Không có cách nào khác.” Ngài biết rằng chúng ta chỉ tiến bộ bằng cách “đón nhận tình yêu không mệt mỏi của Ngài”, tình yêu này “không thay đổi nhưng thay đổi chúng ta”.

(Bài giảng Lễ Chúa Giáng Sinh, tháng 12 năm 2020)

Nhận biết Chúa Giêsu Kitô là ai

Đoàn dân đang bước đi trong bóng tối đã nhìn thấy một ánh sáng huy hoàng” (Is 9,1). Đêm Giáng Sinh cho thấy “thực tế sâu xa về con người chúng ta”, Đức Thánh Cha Phanxicô suy niệm: chúng ta là “một đoàn dân đang lữ hành”, và có bóng tối và ánh sáng “xung quanh chúng ta” và cả “trong chúng ta”. Lộ trình này thể hiện “mầu nhiệm của việc bước đi và nhìn thấy”.

Trong cuộc hành trình “hướng về Đất Hứa” này, đoàn dân có lúc là “những người hành hương” và có lúc là “những người lang thang”, tùy thuộc vào sự luân phiên giữa “những khoảnh khắc ánh sáng và bóng tối, trung thành và bất trung, vâng phục và nổi loạn”. Chúng ta tìm thấy sự luân phiên tương tự này trong lịch sử cá nhân của mình. Đức Thánh Cha giải thích : “Chúng ta bước đi trong ánh sáng, nhưng nếu trái tim chúng ta khép lại, nếu tính kiêu ngạo, dối trá, thì việc tìm kiếm lợi ích riêng chiếm ưu thế trong chúng ta, thì bóng tối sẽ bao trùm chúng ta và xung quanh chúng ta.”

Chính ở trung tâm của thực tại này mà Thiên Chúa đã nhập thể nơi Chúa Giêsu, “Tình yêu đã trở nên xác thịt”. Đức Thánh Cha nhắc nhớ :  “Người đã đi vào lịch sử của chúng ta, Người đã chia sẻ con đường của chúng ta. Người đến để giải thoát chúng ta khỏi bóng tối và ban cho chúng ta ánh sáng.” Do đó, thật quan trọng để nhận ra Người là ai. “Người không chỉ là bậc thầy khôn ngoan, Người không phải là một lý tưởng mà chúng ta hướng tới và chúng ta biết rằng chúng ta thật xa cách Người, Người là ý nghĩa của cuộc sống và của lịch sử, đã dựng lều ở giữa chúng ta”.

(Bài giảng Lễ Chúa Giáng Sinh, tháng 12 năm 2013)

Biến đổi sức mạnh sợ hãi thành sức mạnh bác ái

Trong Tin Mừng, việc Chúa Giêsu giáng sinh mang hình thức “một câu chuyện đơn giản để dìm chúng ta vào biến cố làm thay đổi lịch sử của chúng ta mãi mãi. Mọi thứ, trong đêm đó, đã trở thành nguồn hy vọng”.

Tại Bêlem, Đức Maria và Thánh Giuse đến “một vùng đất mà họ không hề mong đợi, một vùng đất không có chỗ cho các ngài”. Trong “bóng tối” của thành phố này, “tia lửa cách mạng của lòng dịu dàng của Thiên Chúa đã bùng lên”. Trong bước chân của Thánh Giuse và Mẹ Maria “có nhiều bước chân ẩn giấu”. Bước chân của những người, bằng cả gia đình hay bị tách rời người thân, buộc phải rời bỏ nhà cửa, bị trục xuất khỏi quê hương hoặc phải chạy trốn để sinh tồn…

Đức Thánh Cha suy niệm : “Đức tin của đêm nay khiến chúng ta nhận ra Thiên Chúa hiện diện trong mọi hoàn cảnh mà chúng ta nghĩ Người vắng mặt. Người được nhận thấy nơi vị khách lộ liễu, nhiều khi khó nhận ra, vốn đi qua các thành phố của chúng ta, qua những khu dân cư của chúng ta, đi trên xe buýt của chúng ta, gõ cửa nhà chúng ta”.

Ngoài ra, đối với Đức Phanxicô, Lễ Giáng Sinh là thời gian để “biến sức mạnh sợ hãi thành sức mạnh bác ái”, thành sức mạnh cho một “đức ái có tính sáng tạo mới mẻ”. Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng rằng, trong ngày lễ này, “sự dịu dàng mang tính cách mạng” của Thiên Chúa khiến chúng ta cảm thấy “được mời gọi đảm trách về niềm hy vọng và sự dịu dàng của người dân chúng ta”.

(Bài giảng Lễ Chúa Giáng Sinh, tháng 12 năm 2017)

Chuyển ngữ: Tý Linh
Theo nhật báoLa Croix (24.12.2023)
Nguồn: xuanbichvietnam.net (25.12.2023)

]]>
lethinh62@gmail.com (Lê Đức Thịnh) Giáo Hội Toàn Cầu Wed, 27 Dec 2023 12:13:09 +0700
Sứ điệp Giáng Sinh năm 2023: Tin vui vĩ đại. http://gxthanhtamhonai.vn/index.php/tin-tuc/tin-tức-khác/tin-vatican/13092-su-diep-giang-sinh-nam-2023-tin-vui-vi-dai.html http://gxthanhtamhonai.vn/index.php/tin-tuc/tin-tức-khác/tin-vatican/13092-su-diep-giang-sinh-nam-2023-tin-vui-vi-dai.html

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422

SỨ ĐIỆP GIÁNG SINH CỦA ĐỨC THÁNH CHA

NĂM 2023:
TIN VUI VĨ ĐẠI

Vatican News

Lúc 12 giờ trưa giờ Roma, Đức Thánh Cha đã đọc Sứ điệp Giáng Sinh và ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi từ ban công chính của Đền thờ Thánh Phêrô.

Sứ điệp Giáng Sinh 2023 của Đức Thánh Cha Phanxicô:

 Anh chị em thân mến, chúc mừng Giáng Sinh!

Các Kitô hữu trên toàn thế giới đang hướng ánh mắt và con tim về Bêlem; ở đó, nơi mà nỗi đau và sự im lặng ngự trị trong những ngày này, lời loan báo được chờ đợi từ nhiều thế kỷ đã vang lên: “Một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô của Đức Chúa” (Lc 2,11). Đây là những lời của thiên thần trên bầu trời Bêlem và những lời đó cũng đang được gửi đến chúng ta. Chúng ta tràn đầy niềm cậy trông và hy vọng khi biết rằng Thiên Chúa đã sinh ra cho chúng ta; rằng Ngôi Lời vĩnh cửu của Chúa Cha, Đấng cửu trùng, đã ngự trị giữa chúng ta. Người đã trở nên xác phàm, đã đến “sống giữa chúng ta” (Ga 1:14): đây là tin làm thay đổi diễn trình lịch sử!

Lời loan báo ở Bêlem là một “tin vui vĩ đại” (Lc 2,10). Niềm vui nào đây? Không phải niềm hạnh phúc thoáng qua của trần gian, không phải niềm vui giải trí, mà là niềm vui “vĩ đại” vì nó khiến chúng ta trở nên “vĩ đại”. Thực vậy, ngày hôm nay, nhân loại chúng ta, với những giới hạn của mình, đang ôm lấy niềm hy vọng chắc chắn chưa từng có, niềm hy vọng được sinh ra cho Nước Trời. Vâng, Chúa Giêsu, người anh em của chúng ta đã đến để Cha của Người trở thành Cha của chúng ta: trong tư cách là một Hài Nhi mỏng manh, Người mạc khải cho chúng ta sự dịu dàng của Thiên Chúa; và hơn thế nữa: Người, Con Một của Chúa Cha, ban cho chúng ta “quyền trở thành con Thiên Chúa” (Ga 1,12). Đây là niềm vui an ủi tâm hồn, đổi mới niềm hy vọng và mang lại bình an: đó là niềm vui của Chúa Thánh Thần, niềm vui được trở thành những người con yêu dấu của Cha.

Anh chị em yêu quý, hôm nay tại Bêlem, giữa bóng tối của mặt đất, ngọn lửa không thể tắt này đã được thắp lên, hôm nay ánh sáng của Thiên Chúa đã chiến thắng bóng tối của thế giới, “ánh sáng chiếu soi mọi người” (Ga 1,9). Anh chị em thân mến, chúng ta hãy vui mừng vì ân sủng này! Hãy vui mừng, hỡi những ai đã đánh mất niềm tin tưởng và đã bị lung lay, bởi vì bạn không đơn độc: Chúa Kitô đã sinh ra cho bạn! Hãy vui mừng, hỡi những ai đã từ bỏ niềm hy vọng, vì Thiên Chúa chìa tay ra cho bạn: Người không chỉ tay vào bạn, nhưng đưa cho bạn bàn tay trẻ thơ của Người để giải thoát bạn khỏi sợ hãi, giải thoát bạn khỏi lao nhọc và cho bạn thấy rằng đối với Người bạn giá trị hơn bất cứ điều gì khác. Hãy vui mừng, hỡi những ai không thể tìm thấy sự bình an trong tâm hồn, vì lời tiên tri cổ xưa của Isaia đã được ứng nghiệm đối với chúng ta: «Một trẻ thơ đã được sinh ra cho chúng ta, một người con đã được ban tặng cho chúng ta […] và danh hiệu của Người là: […] Thủ lãnh hòa bình" (9,5)". Kinh Thánh mạc khải rằng hoà bình của Người và triều đại của Người “sẽ vô cùng vô tận” (9,6).

Trong Kinh thánh, Thủ lãnh Hoà bình bị chống đối bởi “vua chúa trần gian này” (Ga 12:31), là kẻ gieo rắc cái chết, hành động chống lại Chúa, “Đấng yêu sự sống” (Kn 11:26). Chúng ta thấy ông vua hành động ở Bêlem, sau khi Đấng Cứu Thế ra đời, với cuộc tàn sát những trẻ thơ vô tội. Biết bao vụ thảm sát những trẻ thơ vô tội cũng đang diễn ra trên thế giới: trong bụng mẹ, trên những con đường đau khổ tìm kiếm hy vọng, trong cuộc đời của nhiều trẻ em có tuổi thơ bị tàn phá bởi chiến tranh. Họ là trẻ thơ Giêsu của ngày hôm nay, những trẻ em bị chiến tranh tàn phá tuổi thơ.

Vì vậy, nói “có” với Thủ lãnh Hòa bình có nghĩa là nói “không” với chiến tranh, nói “không” với mọi cuộc chiến, với chính logic của chiến tranh, vốn là một thứ hành trình không có đích đến, là thứ thất bại không có người chiến thắng, là thứ điên rồ không có lời bào chữa. Nhưng để nói “không” với chiến tranh thì chúng ta phải nói “không” với vũ khí. Bởi vì, nếu một người có trái tim bất ổn và bị tổn thương, tìm thấy trong tay những dụng cụ giết người, sớm muộn gì người đó cũng sẽ sử dụng chúng. Và làm thế nào chúng ta có thể nói về hòa bình nếu việc sản xuất, buôn bán vũ khí ngày càng gia tăng? Ngày nay, cũng như thời vua Hêrôđê, những âm mưu ác độc chống lại ánh sáng Thiên Chúa đang ẩn náu trong bóng tối của thói đạo đức giả và che giấu: biết bao cuộc tàn sát có vũ trang diễn ra trong sự im lặng đáng sợ mà nhiều người không hề hay biết! Dân chúng, vốn là những người không muốn vũ khí mà chỉ muốn lương thực, những người đấu tranh tiến về phía trước và đòi hỏi hòa bình, lại không biết về số tiền đã được đổ vào cho vũ khí. Tuy nhiên, dân chúng cần nên biết! Hãy nói về nó, hãy viết về nó, để chúng ta biết những lợi ích và lợi nhuận làm xoay chuyển chủ đề của các cuộc chiến tranh.

Isaia, vị tiên tri loan báo về Thủ lãnh Hòa bình, đã viết về một ngày mà “dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau”: về một ngày mà con người “sẽ thôi học nghề chinh chiến”, nhưng “sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái” (2:4). Với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, chúng ta hãy nỗ lực để ngày đó mau đến hơn!

Chúng ta hướng về Israel và Palestine, nơi chiến tranh đã làm lung lay cuộc sống của những người dân ở đây. Tôi ôm hôn tất cả họ, đặc biệt là các cộng đoàn Kitô giáo ở Gaza, giáo xứ ở Gaza và toàn bộ Thánh địa. Tôi mang trong lòng nỗi đau của các nạn nhân từ vụ tấn công khủng khiếp ngày 7 tháng 10 và tôi lập lại lời kêu gọi cấp thiết hãy thả những người vẫn đang bị bắt làm con tin. Tôi cầu xin hãy chấm dứt các hoạt động quân sự, vốn mang lại hậu quả đáng sợ đối với các nạn nhân dân sự vô tội; và tôi khẩn cầu hãy khắc phục cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng đang diễn ra bằng cách cho phép các nhóm cứu trợ hiện diện. Chúng ta đừng tiếp tục gây ra bạo lực và hận thù, mà hãy hướng tới một giải pháp cho vấn đề Palestine, thông qua đối thoại chân thành và kiên trì giữa các Bên, được hỗ trợ bởi ý chí chính trị can đảm và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Anh chị em thân mến, chúng ta cùng cầu nguyện cho hoà bình ở Palestine và Israel.

Tôi cũng hướng tâm trí mình về người dân ở Syria đang bị dày vò, cũng như người dân Yemen vẫn đang phải chịu đau khổ. Tôi nghĩ đến người dân Lebanon thân yêu và cầu nguyện để họ sớm tìm được sự ổn định về chính trị và xã hội.

Hướng mắt về Hài Nhi Giêsu, tôi cầu xin hòa bình cho Ucraina. Chúng ta hãy canh tân sự gần gũi thiêng liêng và nhân bản của chúng ta với dân tộc đang đau khổ của Người, để qua sự hỗ trợ của mỗi người chúng ta, họ có thể cảm nhận được sự cụ thể của tình yêu Thiên Chúa.

Hướng đến ngày hoà bình dứt khoát giữa Armenia và Azerbaijan. Cầu mong có sự thúc đẩy việc tiếp tục các sáng kiến ​​nhân đạo, việc đưa những người di tản trở về nhà của họ một cách hợp pháp và an toàn, cũng như sự tôn trọng lẫn nhau đối với các truyền thống tôn giáo và nơi thờ phượng của mỗi cộng đồng.

Chúng ta đừng quên những căng thẳng và xung đột đang làm rung chuyển khu vực Sahel, vùng Sừng Châu Phi, Sudan, cũng như Cameroon, Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan.

Hướng đến ngày mà các mối liên hệ huynh đệ trên bán đảo Triều Tiên sẽ được củng cố, mở ra những con đường đối thoại và hòa giải với khả thể tạo ra những điều kiện cho hòa bình lâu dài.

Xin Con Thiên Chúa, Đấng đã trở thành một Hài nhi khiêm nhường, truyền cảm hứng cho các nhà cầm quyền chính trị và mọi người thiện chí trên lục địa Châu Mỹ, để có thể tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm vượt qua những bất đồng về xã hội và chính trị, đấu tranh chống lại các hình thức nghèo đói xúc phạm đến phẩm giá của con người, nhằm giải quyết những bất bình đẳng và giải quyết hiện tượng di cư đau khổ.

Từ nơi hang đá, Hài Nhi yêu cầu chúng ta trở thành tiếng nói của những người không có tiếng nói: tiếng nói của người vô tội, những người đã chết vì thiếu nước và lương thực; tiếng nói của những người không tìm được việc làm hoặc bị mất việc làm; tiếng nói của những người buộc phải rời bỏ quê hương để tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn, liều mạng trên những hành trình mệt mỏi và thành con mồi của những kẻ buôn người vô đạo đức.

Anh chị em thân mến, thời điểm ân sủng và hy vọng của Năm Thánh đang đến gần, sẽ bắt đầu sau một năm nữa. Giai đoạn chuẩn bị này là cơ hội để hoán cải tâm hồn; nói “không” với chiến tranh và “có” với hòa bình; vui mừng đáp lại lời mời gọi của Chúa, Đấng kêu gọi chúng ta, như tiên tri Isaia, “mang tin mừng cho người nghèo, / băng bó vết thương của những tấm lòng tan vỡ, / công bố tự do cho nô lệ, / trả tự do cho các tù nhân” (Is 61:1).

Những lời này đã được ứng nghiệm nơi Đức Giêsu (xem Lc 4:18), Đấng sinh ra hôm nay tại Bêlem. Chúng ta hãy chào đón Người, chúng ta hãy mở lòng ra với Người, Đấng Cứu Độ, Thủ lãnh hòa bình!

]]>
lethinh62@gmail.com (Lê Đức Thịnh) Giáo Hội Toàn Cầu Tue, 26 Dec 2023 15:45:13 +0700